Trong bối cảnh này, việc nắm vững các quy định và thủ tục đăng ký biến động khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất là không thể phớt lờ. Hãy cùng Pháp lý bất động sản Bình Dương theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Đăng ký biến động khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất là gì?
Căn cứ điểm a, khoản 1, Điều 133 Luật Đất đai 2024 quy định đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà có thay đổi.
Trong đó trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất phải đăng ký biến động theo quy định pháp luật hiện hành.
Như vậy, có thể hiểu đăng ký biến động quyền sử dụng khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất là một thủ tục bắt buộc được thực hiện khi quyền sử dụng đất đó đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
2. Hồ sơ đăng ký biến động khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất
Căn cứ tại khoản 1, Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT đã sửa đổi Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (đã được sửa đổi tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) về hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Trong đó Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất gồm có:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
- Văn bản về việc thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
3. Thủ tục đăng ký biến động khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký biến động như trên
Bước 2: Nộp hồ sơ
Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có nhà đất
Cách 2: Không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất
- Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa.
- Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất hoặc tại Chi nhánh văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa thành lập Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian trên trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
4. Quy định về thời hạn đăng ký biến động khi thừa kế quyền sử dụng đất
Căn cứ khoản 3, Điều 133 Luật Đất đai 2024 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có biến động, người sử dụng đất phải đăng ký biến động tại cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp này thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp đăng ký biến động khi thừa kế quyền sử dụng đất, thời hạn đăng ký biến động đất đai là không quá 30 ngày tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.
5. Chi phí đăng ký biến động khi thừa kế quyền sử dụng đất
5.1 Thuế thu nhập cá nhân
Căn cứ điểm d, khoản 1, Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC thu nhập từ nhận thừa kế giữa những người sau thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:
- Vợ với chồng;
- Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
- Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
- Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
- Cha vợ, mẹ vợ với con rể;
- Ông nội, bà nội với cháu nội, ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
- Anh chị em ruột với nhau.
Nếu không thuộc trường hợp trên thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân căn cứ điểm c, khoản 9, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Căn cứ khoản 4, Điều 16 Thông tư 111/2013/TT-BTC, số thuế thu nhập cá nhân phải nộp khi nhận thừa kế bất động sản được xác định theo công thức sau:
Thuế thu nhập cá nhân = 10% x Giá trị bất động sản nhận được
5.2 Lệ phí trước bạ
Căn cứ khoản 10, Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP khi đăng ký quyền sử dụng đất là di sản thừa kế giữa những người sau đây thì được miễn lệ phí trước bạ:
- Vợ với chồng;
- Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ;
- Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;
- Cha chồng, mẹ chồng với con dâu;
- Cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội;
- Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại;
- Anh, chị, em ruột với nhau.
Ngoài những trường hợp được miễn lệ phí trước bạ như trên thì người nhận thừa kế khi đăng ký quyền sử dụng đất phải nộp lệ phí trước bạ theo công thức sau:
Lệ phí trước bạ = 0.5% x Giá trị bất động sản nhận được
Giá tính lệ phí trước bạ đối với đất là giá đất tại Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai lệ phí trước bạ.
5.3 Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Phải nộp khoản lệ phí này nếu người nhận thừa kế có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận mới (Giấy chứng nhận mới đứng tên mình thay vì vẫn để Giấy chứng nhận cũ và chỉ đăng ký biến động để ghi tên vào trang 4 của Giấy chứng nhận).
Mức phí này tùy từng địa phương quy định.
5.4 Phí thẩm định hồ sơ
Căn cứ điểm i, khoản 1, Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3, Điều 1 Thông tư 106/2021/TT-BTC quy định như sau:
Phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khoản thu đối với công việc thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ đảm bảo việc thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (bao gồm cấp lần đầu, cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận và chứng nhận biến động vào giấy chứng nhận đã cấp) theo quy định của pháp luật.
Căn cứ quy mô diện tích của thửa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của địa phương để quy định mức thu phí cho từng trường hợp.
Tóm lại, phí thẩm định hồ sơ đăng ký biến động khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp. Căn cứ vào tình hình thực tế, tình hình xã hội mà Hội đồng nhân dân tỉnh đó quy định mức phí thẩm định hồ sơ.
6. Không đăng ký biến động khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 2, 3, 4 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt khi quá thời gian đăng ký mà người nhận thừa kế không chịu đi đăng ký biến động được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn mà không thực hiện đăng ký biến động khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất.
Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định ở trên.
Ngoài mức xử phạt nêu trên, người nhận thừa kế còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc người nhận thừa kế không thực hiện đăng ký biến động đất đai phải làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định.
Với quy định pháp luật nêu trên, người nhận thừa kế khi đã thực hiện xong việc phân chia di sản thừa kế cần phải nhanh chóng đăng ký biến động vừa giảm rủi ro tranh chấp, vừa tránh bị Nhà nước xử phạt theo quy định luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nhận thừa kế.
7. Dịch vụ tư vấn pháp luật về thừa kế của Pháp lý bất động sản Bình Dương
Pháp lý bất động sản Bình Dương thuộc Luật Sư VCT (Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương) là một Công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai.
Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật về đất đai và các dịch vụ tư vấn khác.
Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40/ 0939.29.65.88 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.
Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: Info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.
Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.
Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG KHI NHẬN THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT” mà Pháp lý bất động sản muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: