Khi một gia đình hoặc cá nhân phát hiện rằng thửa đất của họ có nguồn gốc từ ông, bà hay cha mẹ đã bị người khác chiếm giữ. Họ thường phải đối mặt với một loạt các thủ tục pháp lý và quy trình phức tạp để đòi lại quyền sở hữu đất. Việc xác định quy trình cụ thể để kiện đòi lại đất từ những người chiếm giữ trở thành một phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền sở hữu của mình. Hãy cùng Pháp lý bất động sản Bình Dương theo dõi bài viết dưới đây để biết về quy trình, thủ tục kiện đòi lại đất có nguồn gốc từ cha, ông nhưng bị người khác chiếm giữ nhé!
1. Có quyền đòi lại quyền sử dụng đất có nguồn gốc từ cha, ông khi người khác chiếm giữ hay không?
Chiếm giữ đất hay còn gọi là chiếm hữu quyền sử dụng đất gồm có chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
1.1 Chiếm hữu có căn cứ pháp luật
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản được quy định tại Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015 trong những trường hợp sau:
- Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản.
- Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản.
- Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định pháp luật.
- Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu , tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Với quy định pháp luật nêu trên, nếu người chiếm giữ có căn cứ pháp luật được cơ quan có thẩm quyền xác định là chủ sở hữu hoặc nhận được thửa đất này từ một giao dịch quyền sử dụng đất hợp pháp. Nếu như bạn không có bất kỳ tài liệu, chứng cứ nào chứng minh cho việc người này không phải là chủ sở hữu, hay là có thửa đất này thông qua giao dịch bất hợp pháp thì bạn không có quyền đòi lại quyền sử dụng đất này từ chủ sở hữu hay người có được tài sản thông qua giao dịch dân sự hợp pháp.
1.2 Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
Còn chiếm hữu không có căn cứ pháp luật bao gồm chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình
Chiếm hữu ngay tình được quy định tại Điều 180 Bộ luật Dân sự 2015 thì chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản chiếm hữu.
Trường hợp nếu như người đó chiếm giữ đất của bạn ngay tình có nguồn gốc từ cha, ông thì căn cứ tại Điều 168 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu có quyền đòi lại quyền sử dụng đất từ người chiếm hữu ngay tình. Tuy nhiên, nếu như quyền sử dụng đất đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu, đồng nghĩa với việc bạn không đòi lại được đất nhưng bạn có quyền khởi kiện yêu cầu người có lỗi dẫn đến giao dịch với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
Ngược lại, nếu quyền sử dụng đất chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, bạn có quyền đòi lại quyền sử dụng đất, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được quyền sử dụng đất thông qua đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó không phải là chủ sở hữu do bản án, quyết định này bị hủy, sửa
Chiếm hữu không ngay tình được quy định tại Điều 181 Bộ luật Dân sự 2015 thì chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu.
Căn cứ tại khoản 1, Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu , chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu không không có căn cứ pháp luật không ngay tình.
=> Bạn dựa vào các tài liệu, chứng cứ mình đang có để xác định đất này có hay không là quyền sử dụng của cha, ông. Nếu như có chứng cứ xác thực chứng minh về nguồn gốc đất thì căn cứ vào quy định nếu như người chiếm giữ đất không có căn cứ pháp luật không ngay tình hoặc không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình chưa đăng ký quyền sử dụng đất (không thuộc trường hợp tại đoạn 2, khoản 2, Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015) thì bạn được đòi lại quyền sử dụng đất.
2. Trường hợp đặc biệt khi đòi lại đất
Luật Đất đai năm 1993, pháp luật có quy định một nguyên tắc chung là: “Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Nguyên tắc này đã từng được giải thích trong Công văn 169/2002/KHXX ngày 15/11/2002 của Tòa án nhân dân (TAND) Tối cao. Theo hướng dẫn của văn bản này, Nhà nước không chấp nhận việc đòi lại đất của chủ cũ nếu đất đó đã bị Nhà nước chuyển giao cho người khác sử dụng trên cơ sở các quy định cụ thể của Nhà nước cách mạng qua các thời kỳ.
Trên thực tế quy định này gây tranh cãi, có nhiều hướng giải quyết nên là việc đòi lại được hay không vẫn chưa được xác định, tuy nhiên bạn vẫn nên làm thủ tục khởi kiện để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình nếu bạn có căn cứ cho rằng đây là đất của cha, ông mình.
3. Quy trình, thủ tục khởi kiện đòi lại đất có nguồn gốc từ cha, ông nhưng bị người khác chiếm giữ
Bước 1: Hòa giải tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp xã/Tòa án/Trọng tài thương mại.
Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã
- Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai;
- Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, công chức làm công tác địa chính, người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có). Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
- Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai;
- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp;
- Trường hợp hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp.
Hòa giải tại Tòa án:
Hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải, đối thoại tại Tòa án và pháp luật về tố tụng dân sự.
Hòa giải thông qua trọng tài thương mại:
Hòa giải tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan tới đất đai bằng hòa giải thương mại thực hiện theo pháp luật về hòa giải thương mại.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện ra Tòa
Hồ sơ gồm có:
– Đơn khởi kiện.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Các giấy tờ, tài liệu chứng minh nguồn gốc đất này của cha, ông bạn
– CCCD bạn.
Bước 3: Nộp đơn khởi kiện
Cá nhân, hộ gia đình nộp đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý
Sau khi nhận được đơn khởi kiện kèm giấy tờ pháp lý đầy đủ, Tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí.
Sau đó người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại chi cục thi hành án cấp huyện theo giấy báo và mang biên lai nộp lại cho Tòa.
Bước 5: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm:
Theo quy định, thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm tối đa là không quá 04 tháng, tình từ ngày thụ lý đơn khởi kiện.
Bước 6: Tiến hành xét xử sơ thẩm:
Thẩm phán sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử nếu như vụ kiện không thuộc trường hợp hòa giải thành, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.
4. Dịch vụ tư vấn pháp luật về quy trình, thủ tục kiện đòi đất có nguồn gốc từ cha, ông nhưng bị người khác chiếm giữ
Pháp lý bất động sản Bình Dương thuộc Luật Sư VCT (Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương) là một Công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật về quy trình, thủ tục kiện đòi đất có nguồn gốc từ cha, ông nhưng bị người khác chiếm giữ.
Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật về đất đai và các dịch vụ tư vấn khác.
Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40/ 0939.29.65.88 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.
Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai của Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: Info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.
Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.
Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI
Xem thêm: HƯỚNG DẪN TRA CỨU NGÀNH NGHỀ KINH DOANH THEO MÃ SỐ THUẾ 2024
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “Quy trình, thủ tục kiện đòi lại đất có nguồn gốc là của cha, ông nhưng bị người khác chiếm giữ” mà Pháp lý bất động sản Bình Dương muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40/ 0939.29.65.88 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.