Trên thực tế, các tranh chấp về bất động sản liền kề là một tranh chấp phổ biến về đất đai. Trong đó, tranh chấp về mở lối đi qua bất động sản liền kề là thường xuyên xảy ra. Các bên thông thường không tự thỏa thuận được về việc mở lối đi nên dẫn đến tranh chấp kéo dài và cuối cùng là Tòa án sẽ là cơ quan giải quyết. Bài viết này sẽ trình bày chi tiết về quy trình, thủ tục kiện tranh chấp để mở lối đi qua bất động sản liền kề, bao gồm phân tích quy định pháp luật, hướng dẫn cụ thể từng bước thực hiện thủ tục và một số lưu ý quan trọng. Việc hiểu rõ thủ tục kiện sẽ giúp đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan và giải quyết tranh chấp hiệu quả.
1. Quy định pháp luật về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
Theo Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền).”
Trong đó, quyền về lối đi qua là một trong những quyền đối với bất động sản liền kề.
1.1. Điều kiện áp dụng quyền về lối đi qua:
Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về lối đi qua như sau:
“Điều 254. Quyền về lối đi qua
- Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
- Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Dựa theo quy định trên:
– Điều kiện về mở lối đi qua bất động sản liền kề cần những điều kiện sau:
+ Bất động sản bị vây bọc;
+ Không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng;
– Đối với lối đi qua bất động sản liền kề phải đáp ứng các điều kiện:
+ Thuận tiện, hợp lý nhất;
+ Tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc;
+ Gây ra thiệt hại ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
+ Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.
1.2. Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền về lối đi qua:
– Căn cứ xác lập quyền về lối đi qua:
+ Theo quy định pháp luật: pháp luật quy định trực tiếp về quyền mở lối đi qua bất động sản liền kề theo khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015.
+ Theo thỏa thuận các bên: các bên có thể tự thỏa thuận về việc mở lối đi qua bất động sản liền kề. Nếu có tranh chấp thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.
+ Theo di chúc: Trường hợp chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc để lại di chúc thể hiện nội dung để cho người thừa kế của họ được hưởng quyền về lối đi qua thì chủ sở hữu bất động sản vây bọc phải tôn trọng quyền này của người thừa kế. Như vậy, quyền về lối đi qua của người thừa kế đương nhiên được xác lập theo di chúc trong trường hợp này.
– Hiệu lực của quyền về lối đi qua:
Điều 247 BLDS 2015 quy định quyền về lối đi có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, và được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác. Theo đó, mọi cá nhân, pháp nhân đều phải tôn trọng quyền về lối đi của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc. Đồng thời, khi chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền về lối đi chuyển giao bất động sản của mình cho chủ thể khác thì cũng phải chuyển giao cả quyền về lối đi cho chủ thể đó.
– Căn cứ chấm dứt quyền về lối đi qua:
Điều 256 BLDS 2015 quy định các căn cứ chấm dứt quyền về lối đi qua:
+ Trường hợp chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc và bất động sản vây bọc là cùng một người;
+ Việc sử dụng, khai thác lối đi không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền của chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc;
+ Theo thỏa thuận của các bên;
+ Trường hợp khác theo quy định của luật.
2. Quy trình kiện tranh chấp để mở lối đi qua bất động sản liền kề.
Bước 1: Hòa giải tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp xã/Tòa án/Trọng tài thương mại.
(1) Hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã:
– Sau khi nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai;
– Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, công chức làm công tác địa chính, người sinh sống lâu năm biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp (nếu có). Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện tổ chức, cá nhân khác tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
– Việc hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai;
– Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên tham gia hòa giải và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp;
– Trường hợp hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp.
(2) Hòa giải tại Tòa án:
Hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải, đối thoại tại Tòa án và pháp luật về tố tụng dân sự.
(3) Hòa giải thông qua trọng tài thương mại:
Hòa giải tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại liên quan tới đất đai bằng hòa giải thương mại thực hiện theo pháp luật về hòa giải thương mại.
Trường hợp hòa giải thành:
– Nhận văn bản công nhận kết quả hòa giải thành.
– Đối với trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai mà hòa giải thành và có thay đổi hiện trạng về ranh giới, diện tích, người sử dụng đất thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, các bên tham gia hòa giải phải gửi văn bản công nhận kết quả hòa giải thành đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.
Trường hợp hòa giải không thành: các bên tranh chấp tiếp tục khởi kiện ra Tòa án hoặc yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Bước 2: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp
(1) Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án:
– Người khởi kiện có tranh chấp mở lối đi qua bất động sản liền kề nộp đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo;
– Đóng tạm ứng án phí.
(2) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
– Người khởi kiện có tranh chấp mở lối đi qua bất động sản liền kề nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp và các tài liệu, chứng cứ chứng minh kèm theo;
– Đóng phí, lệ phí theo yêu cầu.
Bước 3: Giải quyết tranh chấp
Bước 4: Nhận kết quả giải quyết tranh chấp.
– Khi giải quyết tại Tòa án: Nhận quyết định công nhận hòa giải thành/bản án giải quyết tranh ctranh chấp mở lối đi qua bất động sản liền kề.
– Khi giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền: Nhận quyết định giải quyết tranh chấp mở lối đi qua bất động sản liền kề.
Bước 5: Thực hiện kháng cáo/khiếu nại hoặc khởi kiện (nếu có)
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án có thể thực hiện kháng cáo nếu không đồng ý với bản án của Tòa án.
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết, các bên tranh chấp có thể khởi kiện ra Tòa án hoặc khiếu nại lên cấp trên nếu không đồng ý với quyết định giải quyết tranh chấp.
Bước 6: Thực hiện quyết định thi hành bản án/quyết định giải quyết tranh chấp.
Sau thời hạn nêu trên, các bên không kháng cáo thì bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực pháp luật.
Nếu các bên không thực hiện sẽ bị cưỡng chế theo quy định của pháp luật.
3. Dịch vụ đại diện tham gia tranh chấp về đất đai của Pháp lý bất động sản Bình Dương
Pháp lý bất động sản Bình Dương thuộc Luật Sư VCT (Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương) là một Công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến đại diện tham gia tranh chấp về đất đai.
Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật về đất đai và các dịch vụ tư vấn khác.
Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40/ 0939.29.65.88 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.
Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai của Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: Info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.
Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.
Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI
Xem thêm: Dịch vụ đại diện tham gia tranh chấp đất
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “Quy trình, thủ tục kiện mở lối đi qua bất động sản liền kề” mà Pháp lý bất động sản Bình Dương muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40/ 0939.29.65.88 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.