Việc thu hồi đất để phát triển các dự án quy mô lớn đã trở thành một phần không thể thiếu của quy trình phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, điều quan trọng là làm thế nào chính sách chi trả tiền bồi thường được thực hiện một cách công bằng và minh bạch theo quy định của pháp luật. Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2024) đã đưa ra một số quy định mới về việc này, tạo ra sự quan tâm từ cộng đồng. Hãy cùng tìm hiểu về cách thức chi trả tiền bồi thường khi thu hồi đất theo Luật Đất đai 2024 nhé!
1. Nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo Luậ Đất đai 2024
Điều 91 Luật Đất đai 2024 có quy định nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như sau:
– Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, lập thời và đúng quy định của pháp luật; vì lợi ích chung, sự phát triển bền vững, văn minh và hiện đại của cộng đồng, của địa phương; quan tâm đến đối tượng chính sách xã hội, đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
– Việc bồi thường về đất được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Trường hợp người có đất thu hồi được bồi thường bằng đất, bằng nhà ở mà có nhu cầu được bồi thường bằng tiền thì được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng đã đăng ký khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Đối với người có đất thu hồi nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất, quỹ nhà ở thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở.
– Chủ sở hữu tài sản theo quy định của pháp luật dân sự mà bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường thiệt hại; chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh phải ngừng sản xuất, kinh doanh do Nhà nước thu hồi đất thì được xem xét hỗ trợ.
– Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản để tạo điều kiện cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản có việc làm, có thu nhập, ổn định đời sống, sản xuất.
– Khu tái định cư phải hoàn thiện các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời phải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất thu hồi. Khu tái định cư có thể bố trí cho một hoặc nhiều dự án.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư để bảo đảm chủ động trong việc bố trí tái định cư cho người có đất thu hồi. Việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất.
– Khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 78 và Điều 79 Luật Đất đai 2024 mà phần diện tích còn lại của thửa đất sau khi thu hồi nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu tại khoản 2 Điều 220 Luật Đất đai 2024, nếu người sử dụng đất đồng ý thu hồi đất thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất và thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, quản lý diện tích đất này theo quy định của pháp luật.
Kinh phí bồi thường, hỗ trợ trong trường hợp thu hồi đất quy định tại khoản 7 Điều 91 Luật Đất đai 2024 được tính vào kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đầu tư.
2. Hình thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo Luật Đất đai 2024?
Căn cứ khoản 2 Điều 91 Luật Đất đai 2024 thì Nhà nước đã đưa ra 4 hình thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đấtcụ thể như sau:
– Giao đất có cùng mục đích sử với loại đất thu hồi, trường hợp không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi, do Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
– Trường hợp người có đất thu hồi có nhu cầu bồi thường bằng tiền thì sẽ được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng;
– Người có đất thu hồi có nhu cầu bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng với đất thu hồi và địa phương có quỹ đất thì được xem xét bồi thường bằng đất khác mục đích sử dụng;
– Người có đất thu hồi có nhu cầu bồi thường bằng nhà ở, nếu địa phương có quỹ nhà ở thì được xem xét bồi thường bằng nhà ở.
Ngoài ra, theo khoản 7 Điều 91 Luật Đất đai 2024, khi Nhà nước thu hồi đất, nếu phần diện tích còn lại của thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu mà UBND cấp tỉnh quy định, nếu người sử dụng đất đồng ý thu hồi thì sẽ được UBND cấp có thẩm quyền thu hồi, bồi thường và hỗ trợ, quản lý diện tích đất này theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Nhà nước đã đưa ra 4 hình thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, nhiều hơn 2 hình thức so với Luật Đất đai 2013, việc quy định cụ thể thêm 2 hình thức bồi thường đất có mục đích sử dụng khác và bồi thường nhà ở sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho người dân có đất thu hồi nhanh chóng tái định cư, ổn định cuộc sống.
Phương án bồi thường bằng nhà ở có lẽ sẽ ít được bồi thường trong thực tế vì quỹ nhà ở còn hạn chế trong nhiều địa phương. Tuy nhiên Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đang có quỹ nhà tái định cư chưa sử dụng, người có đất thu hồi có thể được nhận bồi thường bằng nhà ở tái định cư nếu có nhu cầu.
3. Chi trả tiền bồi thường khi thu hồi đất theo Luật Đất đai 2024?
Căn cứ Điều 94 Luật Đất đai 2024 quy định về việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện như sau:
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có hiệu lực thi hành, cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản;
– Trường hợp cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
– Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có trách nhiệm phê duyệt phương án chi trả bồi thường chậm cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản. Kinh phí chi trả bồi thường chậm được bố trí từ ngân sách của cấp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
– Trường hợp người có đất bị thu hồi, chủ sở hữu tài sản không nhận tiền theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được duyệt hoặc đất thu hồi, tài sản thu hồi đang có tranh chấp thì tiền bồi thường sẽ được gửi vào tài khoản ngân hàng theo lãi suất không kỳ hạn. Tiền lãi từ khoản tiền bồi thường, hỗ trợ được trả cho người có quyền sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản.
– Trường hợp phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải chỉnh sửa mà có chỉnh sửa giá đất, tài sản liên quan thì lúc ban hành phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư mà giá đất, giá tài sản thu hồi thấp hơn so với lúc phê duyệt thì áp dụng giá bồi thường theo phương án đã phê duyệt. Các nội dung khác không phải là giá đất thì vẫn thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, về nguyên tắc thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có hiệu lực thi hành, cơ quan, đơn vị, tổ chức thực hiện bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản.
Lưu ý: người sử dụng đất được bồi thường Nhà nước thu hồi mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước thì sẽ bị trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ vào trong tiền bồi thường để trả lại cho Nhà nước.
4. Dịch vụ tư vấn pháp luật về Đất đai của Pháp lý bất động sản Bình Dương
Pháp lý bất động sản Bình Dương thuộc Luật Sư VCT (Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương) là một Công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai.
Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật về đất đai và các dịch vụ tư vấn khác.
Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.
Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai của Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: Info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.
Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.
Xem thêm: Dịch vụ tư vấn Luật Đất đai
Xem thêm: Xử phạt như thế nào khi có hành vi lấn chiếm đất đai?
Xem thêm: Tín phiếu Kho bạc là gì? Thông tin và phương thức phát hành
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “Chi trả tiền bồi thường khi thu hồi đất theo Luật Đất đai 2024?” mà Pháp lý bất động sản Bình Dương muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.