Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo

Khi nhắc đến cơ sở tôn giáo người ta thường nghĩ ngay đến các tổ chức, địa điểm, hoặc cộng đồng liên quan đến các hoạt động tôn giáo. Nhiều câu hỏi đặt ra rằng liệu cơ sở tôn giáo có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Hãy cùng Pháp lý bất động sản Bình Dương tìm hiểu Quy định về cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho cơ sở tôn giáo thông qua bài viết dưới đây:

1. Cơ sở tôn giáo là gì?

Ngày 18/11/2016 Quốc hội thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016. Luật này quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo. Theo quy định tại khoản 14 Điều 2 Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018), theo đó: “Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo.”

Theo khoản 4 Điều 5 Luật Đất đai 2013 thì cơ sở tôn giáo là gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.

2. Đất cơ sở tôn giáo là gì?

Theo Điều 159 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

– Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.

Bên cạnh đó, theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất cơ sở tôn giáo là đất có các công trình tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo; đất trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo
Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo

3. Cơ sở tôn giáo có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 102 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có đủ các điều kiện sau đây: Được Nhà nước cho phép hoạt động; Không có tranh chấp; Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.”

Như vậy, để được cấp Giấy chứng nhận thì cơ sở tôn giáo đó phải đáp ứng được điều kiện theo quy định, được Nhà nước cho phép hoạt động; không được có tranh chấp xảy ra đối với phần đất của cơ sở tôn giáo và không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.

4. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng được quy định tại Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai (Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) theo trình tự như sau:

1. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất có chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải tự rà soát, kê khai việc sử dụng đất và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo gồm các nội dung: Tổng diện tích đất đang sử dụng; Diện tích đất cơ sở tôn giáo phân theo từng nguồn gốc: Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao; nhận chuyển nhượng; nhận tặng cho; mượn của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tự tạo lập; nguồn gốc khác; Diện tích đất mà cơ sở tôn giáo đã cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mượn, ở nhờ, thuê; Diện tích đất đã bị người khác lấn, chiếm.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra thực tế, xác định ranh giới cụ thể của thửa đất và quyết định xử lý theo quy định sau:

– Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng ổn định trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo và tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó để giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi về sử dụng đất của các bên phù hợp với thực tế;

– Diện tích đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 thì giải quyết như đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân mượn đất, thuê đất của hộ gia đình, cá nhân khác theo quy định của pháp luật đất đai;

– Diện tích đất mở rộng cơ sở tôn giáo mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; bị lấn, bị chiếm; đang có tranh chấp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật.

3. Diện tích đất của cơ sở tôn giáo sau khi đã xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và có đủ điều kiện quy định tại Khoản 4 Điều 102 của Luật Đất đai (Được Nhà nước cho phép hoạt động; Không có tranh chấp; Không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004) thì cơ sở tôn giáo được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất với thời hạn sử dụng đất ổn định lâu dài. Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện (kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01 tháng 7 năm 2004) thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hình thức và thời hạn sử dụng đất tương ứng với mục đích đó như đối với hộ gia đình, cá nhân.

Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo
Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo

5. Thành phần hồ sơ được để nghị cấp Giấy chứng nhận

Căn cứ Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và khoản 7 Điều 1 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hồ sơ đề nghị cấp Sổ đỏ cho cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất gồm những giấy tờ như sau:

– Đơn đăng ký, cấp sổ theo Mẫu số 04a/ĐK.

– Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất từ trước ngày 01/7/2004 theo Mẫu số 08a/ĐK và 08b/ĐK.

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở đối với trường hợp chứng nhận về quyền sở hữu nhà ở (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính) đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

– Một trong các giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng (bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực hoặc bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao hoặc bản chính) đối với trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

6. Thực tiễn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo từ đầu năm 2023 đến nay

Theo thông tin đăng tải trên Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/12/2023 với tiêu đề: “(PLO)- Tổng cộng từ đầu năm 2023 đến nay Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM đã cấp 48 sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo.” thì chiều ngày 15-12, Sở TN&MT TP.HCM đã tổ chức trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) cho 12 cơ sở tôn giáo. Tổng cộng từ đầu năm đến nay Sở này đã trao 48 sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo.Ông Nguyễn Toàn Thắng, giám đốc Sở TN&MT TP.HCM thông tin, tính đến 11-2023 toàn TP đã cấp được 1.516.599 sổ hồng lần đầu cho các cơ sở.

“Đối với công tác cấp sổ hồng cho các cơ sở tôn giáo, từ năm 2008 đến năm 2022 đã xem xét, cấp được hơn 950 sổ cho các tổ chức tôn giáo. Trong 11 tháng đầu năm 2023, Sở đã tập trung tháo gỡ vướng mắc, giải quyết và cấp được thêm 48 sổ hồng cho các cơ sở”- ông Thắng chia sẻ.

Ông Thắng cũng cho hay, Sở TN&MT nhận thấy còn những hạn chế nhất định trong công tác cấp sổ hồng, trong đó có công tác cấp sổ cho các cơ sở tôn giáo. Thực tế, đặc thù của công tác này là nguồn gốc, pháp lý đất đai, từng khu đất, từng cơ cở qua các giai đoạn, các thời kỳ, cần được nghiên cứu kỹ và có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan, để áp dụng đúng quy định pháp luật.

Trên đây là những thông tin chi tiết về Quy định về cấp giấy chứng nhận QSDĐ cho cơ sở tôn giáo. Truy cập ngay phaplybatdongsanbinhduong để biết thêm về các bài viết hoặc vấn đề pháp lý có liên quan.

1. Cha mẹ tặng cho đất con chưa thành niên được hay không?

2. Ranh giới thửa đất là gì? Cách xác định ranh giới thửa đất

3. Tìm hiểu về môi giới bất động sản, mức hoa hồng môi giới bất động sản là bao nhiêu?

 

 

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *