DIỆN TÍCH ĐẤT THỰC TẾ NHIỀU HƠN DIỆN TÍCH SỔ ĐỎ XỬ LÝ THẾ NÀO?

Diện tích đất thực tế nhiều hơn diện tích sổ đỏ xử lý như thế nào? Hãy cùng Pháp lý bất động sản Bình Dương theo dõi bài viết dưới đây

1. Nguyên nhân diện tích đất thực tế nhiều hơn là gì?

Diện tích đất thực tế nhiều hơn là phần diện tích nhiều hơn so với giấy tờ về quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất. Nguyên nhân dân tới diện tích đất thực tế nhiều hơn là:

– Thứ nhất, do đo đạc chưa chính xác

Nguyên nhân này được thể hiện qua việc ranh giới thửa đất không thay đổi nhưng khi đo đạc lại thì diện tích đất thực tế nhiều hơn diện tích trong giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận đã cấp. Trường hợp do đo đạc chưa chính xác là do đo thủ công nên diện tích thực tế và trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không giống nhau. Nếu thuộc vào trường hợp này nhưng không bị thay đổi về ranh giới thì sẽ xử lý theo quy định tại Khoản 5 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013.

– Thứ hai, do người sử dụng đất lấn, chiếm

Điều này có nghĩa là người sử dụng đất có hành vi lấn đất bằng việc tự chuyển dịch mốc giới; ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất. Còn chiếm đất là việc sử dụng đất không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê người sử dụng không trả lại đất hoặc sử dụng khi nhà nước chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất.

– Thứ ba, do nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế

Với mỗi nguyên nhân đất thực tế nhiều hơn so với Sổ đỏ thì cách xử lý và tiền phải nộp nếu được cấp Giấy chứng nhận là khác nhau theo quy định tại Luật Đất đai 2013 và hướng dẫn bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP.

Xem thêm: Phân biệt tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai

Xem thêm:Hồ sơ, thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2024

2. Xử lý khi diện tích đất thực tế nhiều hơn so với diện tích sổ đỏ

Trường hợp xảy ra sự chênh chệch diện tích sổ đỏ và trên thực tế thì có hai khả năng xảy ra đó là ranh giới đất thay đổi và ranh giới đất không thay đổi. Ranh giới đất được hiểu là đường vẽ trên bản đồ hoặc mốc giới thực địa xác định quyền sử dụng của các chủ thể có quyền sử dụng, chiếm hữu đối với phần đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.

Theo quy định tại Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 được hướng dẫn tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP  có hai trường hợp cấp sổ đỏ như sau:

Thứ nhất, khi diện tích đất thực tế bị chênh lệch so với diện tích sổ đỏ nhưng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Thứ hai, nếu trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn được xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Điều 99 Luật Đất đai năm 2013 hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 01/2017/NĐ-CP. Cụ thể, việc xem xét để cấp sổ đỏ trong trường hợp thay đổi ranh giới đất phụ thuộc vào các trường hợp sau:

– Trường hợp diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ đã có giấy chứng nhận

+ Trước tiên cần thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm đó theo quy định tại Điều 79, khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận (sổ đỏ) cho thửa đất chưa có diện tích đất tăng thêm nếu thửa đất này đã có Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất mà không yêu cầu người sử dụng đất thực hiện thủ tục hợp thửa đất.

+ Thực hiện thủ tục chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đối với diện tích đất tăng thêm theo quy định tại Điều 79, khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và thủ tục cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ) lần đầu cho thửa đất này nếu thửa đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Diện tích đất thực tế nhiều hơn diện tích sổ đỏ xử lý như thế nào
Diện tích đất thực tế nhiều hơn diện tích sổ đỏ xử lý như thế nào

– Trường hợp diện tích đất tăng thêm do nhận chuyển, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01/07/2014 mà diện tích đất tăng thêm đó có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của Điều 100 của Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP này thì thực hiện như sau:

+ Thực hiện thủ tục cấp lần đầu đối với diện tích đất tăng thêm theo quy định Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận (sổ đỏ) cho thửa đất gốc nếu thửa đất gốc đã được cấp Giấy chứng nhận.

+ Thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ) lần đầu Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP cho toàn bộ diện tích thửa đất nếu thửa đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Trường hợp tăng thêm không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013, Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thực hiện như sau:

+ Trường hợp người sử dụng đất không vi phạm pháp luật về đất đai thì việc xem xét xử lý và Giấy chứng nhận (sổ đỏ) với đất đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

+ Trường hợp diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì xem xét xử lý và Giấy chứng nhận (sổ đỏ) đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

+ Trường hợp diện tích đất tăng thêm do người sử dụng đất được giao trái thẩm quyền trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì việc xem xét xử lý và cấp Giấy chứng nhận (sổ đỏ) đối với diện tích đất tăng thêm thực hiện theo quy định tại Điều 23 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

+ Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đất tăng thêm được thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và cấp đổi Giấy chứng nhận cho thửa đất gốc theo quy định tại Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP nếu thửa đất gốc đã được cấp Giấy chứng nhận.

+ Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đối với toàn bộ diện tích thửa đất thực hiện theo quy định tại Điều 70 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP nếu thửa đất gốc có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013, Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Căn cứ theo quy định trên thì đối với trường hợp diện tích đất thực tế lớn hơn diện tích trên sổ đỏ thì sẽ được xem xét cấp sổ đỏ với phần diện tích tăng thêm. Ngược lại, trong trường hợp diện tích thực tế nhỏ hơn diện tích trong sổ đỏ là do lỗi, sai sót của cán bộ địa chính khi tiến hành đo đạc hoặc ghi sai thông tin thì người sử dụng đất cần làm thủ tục đính chính với cơ quan có thẩm quyền.

Nếu diện tích đất đo được trên thực tế nhỏ hơn diện tích trên sổ đỏ và xác định do sự lấn chiếm của các hộ liền kề, chủ sở hữu đất có thể gửi đơn khiếu nại đến UBND cấp xã nơi có đất để được hòa giải. Trường hợp hòa giải không thành, có thể gửi đơn khiếu nại đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.

3. Thủ tục đổi sổ đỏ khi diện tích thực tế nhiều hơn so với diện tích trên sổ đỏ

Diện tích đất thực tế nhiều hơn diện tích sổ đỏ xử lý như thế nào
Diện tích đất thực tế nhiều hơn diện tích sổ đỏ xử lý như thế nào

Căn cứ tại khoản 1, Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, quy định như sau:

– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (sổ đỏ).

Nơi nộp hồ sơ theo đó, Hộ gia đình, cá nhân có thể nộp hồ sơ đổi sổ đỏ tại các địa điểm sau:

– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp đổi tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.

– Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục hành chính thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

– Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ trực tiếp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện nếu địa phương chưa thành lập Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “DIỆN TÍCH ĐẤT THỰC TẾ NHIỀU HƠN DIỆN TÍCH SỔ ĐỎ XỬ LÝ THẾ NÀO?” mà Pháp lý bất động sản Bình Dương muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40  hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *