Diện tích đất thực tế bị thiếu so với sổ đỏ thì làm như thế nào?

Diện tích đất thực tế bị thiếu so với sổ đỏ thì làm như thế nào?

Hiện nay tình trạng người dân mua đất nhưng diện tích đất thực tế bị thiếu so với diện tích đất trên sổ đỏ diễn ra khá phổ biến.

Vậy việc chênh lệch diện tích có quy định xử lý như thế nào?

Căn cứ khoản 5 Điều 98 Luật đất đai 2013 quy định về nguyên tắc xử lý khi diện tích thực tế chênh lệch so với giấy chứng nhận như sau:

“5. Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có.

Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này”.

Căn cứ quy định trên sẽ có hai trường hợp:

1. Diện tích đo thực tế nhiều hơn trong GCN không có tranh chấp

Người dân thực hiện thủ tục cập nhật lại diện tích đất trên sổ đỏ:

Căn cứ theo điểm c, Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 24, Điều 1, Nghị định 148/2020/NĐ-CP:

“24. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 76 như sau: …”c) Do đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;”

Hồ sơ gồm:

+ Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận theo Mẫu;

+ Bản gốc giấy chứng nhận đã cấp.

Trình tự xử lý:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại UBND xã, phường thị trấn nơi có đất hoặc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện/quận nơi có đất.

Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;

b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

Bước 3: Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

2. Diện tích đo thực tế ít hơn trong GCN do thay đổi ranh giới thửa đất

– Người bị mất đất có quyền khởi kiện dân sự nếu có tranh chấp vì lấn ranh

– Hoặc có quyền chỉnh lý cập nhật lại diện tích vào sổ đỏ theo trình tự như trường hợp diện tích đất nhiều hơn so với GCN mà không có tranh chấp.

=========================

Công ty TNHH Pháp lý bất động sản Bình Dương

  • Tư vấn môi giới bất động sản
  • Tư vấn thường xuyên cho công ty bất động sản
  • Tư vấn pháp luật cho nhà đầu tư bất động sản
  • Tư vấn dự án bất động sản
  • Nhận ký gửi Bất động sản

Hotline: 0967.567.639

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *