ĐẤT Ở GỒM NHỮNG LOẠI ĐẤT NÀO? CÓ ĐƯỢC KINH DOANH KHÔNG?

đất ở
đất ở

1.Đất ở là gì? Đất ở gồm những loại đất nào?

Điểm a khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về phân loại đất, trong đó:

“2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

…..”

Theo quy định trên, đất ở là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, được sử dụng để xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ cho đời sống và vườn, ao gắn liền với nhà ở đã được công nhận là đất ở.

Trường hợp thửa đất có vườn ao gắn liền với nhà ở mà chưa được công nhận quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định tạm thời bằng hạn mức giao đất ở mới theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh..

Đất ở gồm đất ở nông thôn và đất ở tại đô thị. Cụ thể, theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT:

– Đất ở tại nông thôn: Là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các xã, trừ đất ở tại khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng hiện tại vẫn thuộc xã quản lý.

– Đất ở tại đô thị: Là đất ở thuộc phạm vi địa giới hành chính các phường, thị trấn, kể cả đất ở tại các khu đô thị mới đã được thực hiện thuộc phạm vi quy hoạch phát triển của các quận, thành phố, thị xã đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng đến thời điểm thống kê, kiểm kê vẫn do xã quản lý.

2. Ký hiệu của các loại đất ở

Cũng theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, ký hiệu đất ở và các loại đất ở như sau:

– Đất ở: Ký hiệu là OTC

– Đất ở tại nông thôn: Ký hiệu là ONT

– Đất ở tại đô thị: Ký hiệu là ODT.

Xem thêm: Luật sư tư vấn tranh chấp đất đai uy tín

3. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất mua quyền sử dụng đất ở để kinh doanh

Chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Theo đó, với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì chỉ người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay gọi là người đứng tên trên sổ đỏ) mới có các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất.

Về điều kiện được chuyển nhượng, người sử dụng đất chỉ được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi có thỏa mãn điều kiện sau:

– Đất không có tranh chấp;

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật Đất đai 2013;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Còn thời hạn sử dụng đất.

Bên cạnh đó, người sử dụng đất còn cần phải lưu ý các trường hợp không được phép chuyển nhượng đất gồm:

– Không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng;

– Nếu không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa;

– Không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó

4. Đất ở có được sản xuất kinh doanh không?

Đất ở được phép sản xuất kinh doanh sau khi người sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký biến động.

Cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT), các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không cần sự cho phép của cơ quan nhà nước như sau:

“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:

a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;

c) Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;

d) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất  ở;

đ) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.”

Theo quy định trên, trường hợp người sử dụng đất muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất sản xuất kinh doanh (đất phi nông nghiệp) sẽ thuộc trường hợp không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải thực hiện thủ đăng thủ đăng ký biến động.

Trên đây là một số thông tin về Đất ở gồm những loại đất nào? Có được kinh doanh không? Truy cập ngay phaplybatdongsanbinhduong để biết thêm về các các pháp lý có liên quan.

1. Giấy phép xây dựng theo giai đoạn

2.Tổng hợp những điểm mới của luật đất đai năm 2024, mới và chi tiết nhất

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *