ĐẤT RPH LÀ GÌ? NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ ĐẤT RPH?

1.Đất RPH là gì? 

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất rừng phòng hộ là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Cụ thể, theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất rừng phòng hộ là đất đang có rừng và đất đang được sử dụng để phát triển rừng cho mục đích chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai…; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

Đất rừng phòng hộ bao gồm: Đất có rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất có rừng phòng hộ là rừng trồng và đất đang được sử dụng để bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ. Trong đó:

– Đất có rừng phòng hộ là rừng tự nhiên: Là đất mà theo thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng phòng hộ đạt tiêu chuẩn rừng tự nhiên theo quy định, có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên hoặc tái sinh có trồng bổ sung;

– Đất có rừng phòng hộ là rừng trồng: Là đất mà theo thống kê, kiểm kê diện tích đất có rừng phòng hộ đạt tiêu chuẩn rừng trồng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, được hình thành do con người trồng mới trên đất chưa có rừng, cải tạo rừng tự nhiên, trồng lại hoặc tái sinh sau khai thác rừng trồng;

– Đất đang được sử dụng để phát triển rừng phòng hộ: Là đất mà theo thống kê, kiểm kê diện tích đất đã được giao, cho thuê sử dụng vào mục đích rừng phòng hộ và đã, đang được trồng rừng (rừng mới trồng) hoặc đang trong giai đoạn khoanh nuôi tái sinh tự nhiên hoặc khoanh nuôi tái sinh có kết hợp trồng bổ sung cây lâm nghiệp nhưng chưa đạt tiêu chuẩn rừng.

2. Những quy định về đất RPH

Những quy định về việc sử dụng đất RPH mà bạn cần lưu ý như sau:

– Nhà nước giao Đất RPH cho các cá nhân, tổ chức quản lý rừng để quản lý, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng và bảo vệ rừng theo kế hoạch sử dụng.

– Tổ chức hoạt động quản lý giao đất RPH cho các cá nhân, hộ gia đình đã và đang sinh sống tại đó để bảo vệ và phát triển rừng.

– Các cá nhân, tổ chức và hộ gia đình có nhu cầu hay khả năng tài chính để bảo vệ, phát triển diện tích rừng và đang sinh sống trong không gian rừng phòng hộ sẽ được Nhà nước giao RPH để bảo hộ, phát triển rừng và được kết hợp cùng kế hoạch sử dụng và phát triển rừng.

– UBND cấp tỉnh phê duyệt cho các tổ chức kinh tế thuê đất RPH thuộc khu vực để kết hợp cùng hoạt động kinh doanh cải quan, hệ thống du lịch sinh thái, tạo nên môi trường thiên nhiên bên dưới tán lá cây.

– Cá nhân, tổ chức được nhà nước giao RPH theo quy định có quyền và nghĩa vụ thực hiện theo đúng Luật bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng.

2.1 Có được xây dựng trên đất RPH không?

Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhà ở được xây dựng trên đất ở (hay còn gọi là đất thổ cư) thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, trong khi đó, đất rừng phòng hộ thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Mặt khác, tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 có quy định về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.”

Theo điểm c khoản 1 Điều 57 nêu trên, trường hợp chuyển đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp phải xin phép cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Đồng thời, pháp luật không quy định trường hợp được phép chuyển mục đích sử dụng đất rừng phòng hộ sang đất ở (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp).

Do đó, có thể hiểu rằng người được giao quản lý đất rừng phòng hộ không được phép xây nhà trên đất này mà chỉ được chuyển đất rừng phòng hộ sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp và được sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp cố ý xây nhà trên đất rừng phòng hộ được xác định là hành vi sử dụng đất rừng phòng hộ sai mục đích. Theo Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc chuyển đất rừng phòng hộ là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp bị xử phạt như sau:

Diện tích đất chuyển mục đích trái phép Mức phạt

(triệu đồng)

Dưới 0,02 héc ta 03 – 05
Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta 05 – 10
Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta 10 – 15
Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta 15 – 30
Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta 30 – 50
Từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta 50 – 100
Từ 05 héc ta trở lên 100 – 250

2.2 Đất rừng phòng hộ có lên thổ cư được không?

Đất Rừng phòng hộ chỉ có thể được chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất nông nghiệp mà không được chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp. Như vậy không thể chuyển đổi đất RPH sang đất thổ cư mà chỉ có thể chuyển đổi thành loại đất phi nông nghiệp và sử dụng với mục đích khác. (Điều 75 luât đất đai 2013)

Các cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao cho diện tích đất ở và đất sản xuất trong khu vực đất Rừng phòng hộ chỉ được phép chuyển nhượng, mua bán hay cho tặng quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp cho các cá nhân, hộ gia đình đang sinh sống tại khu vực RPH này.

2.3 Đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ?

Đất rừng phòng hộ được sử dụng dưới mục đích đất nhận khoán, thuộc quỹ đất công ích, đã có quyết định thu hồi nhằm phục vụ cho các công trình xây dựng công cộng hoặc các trường hợp bị giới hạn khác có đề cập tại Điều 99, Luật Đất đai 2013 thì sẽ không được cấp sổ đỏ.

Việc đất rừng phòng hộ có được cấp sổ đỏ không phụ thuộc vào người sử dụng đất có đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về việc cấp giấy chứng nhận và không mắc các trường hợp cấm theo pháp luật hay không. Nếu thuộc trường hợp cấm không được cấp sổ đỏ thì việc chuyển nhượng đất rừng phòng hộ cũng không được phép thực hiện.

2.4 Giá đền bù đất RPH

Các trường hợp người dân được hỗ trợ tiền đền bù đất Rừng phòng hộ khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ cho hoạt động kinh tế, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh bao gồm: 

– Các cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất RPH và có thu tiền sử dụng đất thì sẽ được hoàn lại số tiền sử dụng đất ban đầu nhà nước đã thu. 

– Cá nhân, hộ gia đình chứng minh được các khoản chi phí đầu tư mà mình đã sử dụng để làm màu mỡ đất, cải thiện tình trạng đất, giúp đất ở trong tình trạng tốt hơn khi bàn giao lại cho Nhà nước. 

Về giá đền bù đất sẽ được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt dựa trên giá trị đất đai khi thu hồi. 

3. Có nên mua đất rừng phòng hộ?

Như đã đề cập ở trên, đất rừng phòng hộ được sử dụng với mục đích bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét hay hiện tượng sa mạc hóa, hạn chế tình trạng thiên tai, góp phần điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng,…Đây là loại đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên Pháp luật có đưa ra một vài hạn chế nhất định trong việc chuyển nhượng, hoặc trao tặng quyền sử dụng. 

Tuy nhiên, người dân chỉ có thể chuyển quyền sử dụng, tặng cho quyền sử dụng đất cho các cá nhân hộ gia đình đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ. 

Như vậy có thể thấy, đất rừng phòng hộ là một trong những lựa chọn đầu tư không quá an toàn, bởi lẽ loại đất này vướng phải rất nhiều quy định và yêu cầu pháp lý rắc rối.

Trên đây là một số thông tin về đất RPH là gì? Những quy định về đất RPH? Truy cập ngay phaplybatdongsanbinhduong để biết thêm về các các pháp lý có liên quan.

1https://phaplybatdongsanbinhduong.com/khong-phan-loai/quy-dinh-phap-luat-ve-dat-o-do-thi-odt/

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *