Hiện nay việc một người cho người khác ở nhờ để có thể sinh sống trong một thời gian nhất định diễn ra khá phổ biến, và sau khi được cho mượn rồi thì từ mục đích tốt đẹp ban đầu lại xảy ra nhiều mâu thuẫn khác nhau chính vì thế sẽ xảy ra các tranh chấp, vậy để tránh những mâu thuẫn tranh chấp đó cần phải làm gì để có thể hạn chế. Hãy cùng Luật sư VCT tìm hiểu.
1. Quy định của pháp luật về nhà cho ở nhờ, cho mượn
Theo quy định tại Điều 494 Bộ luật dân sự 2015 thì mượn nhà ở là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên cho mượn giao nhà cho bên mượn để sử dụng trong một thời gian nhất định. Việc mượn nhà này không phát sinh nghĩa vụ trả tiền của bên mượn. Bên mượn phải trả lại nhà khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Căn cứ Điều 117 Luật Nhà ở 2014 quy định: Cho mượn, cho ở nhờ là những hình thức về các giao dịch nhà ở.
Theo Điều 154 Luật Nhà ở 2014 quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở như sau:
“Điều 154. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở
1. Thời hạn cho mượn, cho ở nhờ đã hết
2. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ không còn
3. Bên mượn, bên ở nhờ nhà đã chết hoặc mất tích theo tuyên bố của Tòa án
4. Nhà ở cho mượn, cho ở nhờ có nguy cơ đổ sập hoặc thuộc diện đã có quyết định giải tỏa, phá dỡ hoặc thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
5. Theo thỏa thuận của các bên.”
2. Đặc điểm của thỏa thuận cho mượn nhà, cho ở nhờ
Một là, được thỏa thuận bằng miệng hoặc lập thành văn bản. Văn bản thỏa thuận không bắt buộc phải công chứng, chứng thực
Hai là, việc cho mượn nhà, cho ở nhờ dựa trên tinh thần giúp đỡ nhau vì tính chất là cho mượn và không phải trả tiền
Ba là, thời gian cho ở nhờ, cho mượn đất không kéo dài mà diễn ra trong một thời gian nhất định theo sự thỏa thuận của hai bên. Và tranh chấp thường phát sinh khi hết thời hạn cho mượn, cho ở nhờ.
3. Cơ quan giải quyết tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn
Để giải quyết tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn các bên có thể gửi yêu cầu ra Tòa án nhân dân để có thể xử lý vụ án.
Đối với tranh chấp xác định ai là chủ sở hữu nhà đất
Đối với những tranh chấp cần xác định ai là chủ sở hữu nhà; Cho rằng nhà bị chiếm hữu trái phép nên đòi lại; Hoặc tranh chấp về các quyền của chủ sở hữu liên quan đến nhà cho ở nhờ, cho mượn. Khi giải quyết các tranh chấp này, Tòa án cần xác định ai là người có các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với nhà đất. Các tranh chấp này gọi là “Tranh chấp về bất động sản”. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”
Do đó, tranh chấp đòi lại nhà cho mượn, cho ở nhờ trong trường hợp này sẽ do Tòa án nhân dân nơi có nhà giải quyết.
Đối với tranh chấp liên quan đến nhà đất
Các tranh chấp về giao dịch, hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ là những tranh chấp liên quan. Tranh chấp nhà đất trong trường hợp này phát sinh trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận đã được xác lập trước đó. Tranh chấp này có thể là việc một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ mình phải thực hiện theo thỏa thuận. Hoặc một bên cho rằng bên kia đã có hành vi làm ảnh hưởng đến quyền lợi của mình trong quá trình mượn nhà, ở nhờ.
Đối với những tranh chấp này thì thẩm thẩm quyền của Tòa án được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015: “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm…”
Như vậy, tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn trong trường hợp này sẽ căn cứ vào nơi người bị kiện cư trú. Vì đối tượng cần giải quyết ở đây là quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận theo hợp đồng, giao dịch trước đó nên khởi kiện tại nơi bị đơn cư trú sẽ giúp cho việc lấy lời khai, làm rõ những mâu thuẫn giữa các bên trong việc thực hiện hợp đồng, giao dịch liên quan đến nhà đất.
Thông thường, các tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn người khởi kiện thường đòi lại cả quyền sử dụng nhà đất. Nếu có liên quan đến giao dịch, hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ thì cũng sẽ yêu cầu chấm dứt hợp đồng, giao dịch.
Do đó, phần lớn các trường hợp giải quyết tranh chấp đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn đều được giải quyết tại Tòa án nơi có nhà đất.
4. Hồ sơ chứng minh cần thiết đòi lại nhà cho ở nhờ, cho mượn
– Hợp đồng, văn bản cho ở nhờ, cho mượn nhà:
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với căn nhà đang tranh chấp:
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Các giấy tờ khác như: Hồ sơ xin cấp phép xây dựng;
– Quyết định chấp thuận và giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hợp đồng mua nhà; Hợp đồng thuê mua;
– Văn bản tặng cho; Di chúc có nội dung mình được quyền sở hữu căn nhà;
– Văn bản hoặc hợp đồng góp vốn; Bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác để chứng minh mình quyền sở hữu hợp pháp đối với căn nhà đang tranh chấp.
Trên đây là những thông tin mà Luật sư VCT cung cấp đến cho các bạn, mọi thông tin cho tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp để có thể hỗ trợ tốt nhất.
Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình DươngXem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.phaplybatdongsanbinhduong.com
- CSKH: phaplybatdongsanbinhduong@gmail.com