Hãy cùng Pháp lý bất động sản Bình Dương theo dõi bài viết dưới đây để biết về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai, nhà ở đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhé!
1. Quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai, nhà ở đối với người nước ngoài
Căn cứ khoản 1, Điều 4 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực ngày 01/07/2025) thì người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; nhận quyền sử dụng đất; thuê lại đất theo quy định của Luật này, bao gồm:
Thứ nhất, tổ chức trong nước gồm:
- Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, đơn vị vũ trang nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế).
Thứ hai, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
Thứ ba, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân).
Thứ tư, cộng đồng dân cư.
Thứ năm, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
Thứ sáu, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Thứ bảy, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Với quy định pháp luật nêu trên, thì người nước ngoài không được quyền sở hữu, sử dụng đất đai tại Việt Nam. Tuy nhiên, sẽ được sở hữu nhà ở nếu đáp ứng một số điều kiện theo luật định ở Mục 2 trong phần này.
2. Người nước ngoài có được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
2.1 Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
Căn cứ khoản 1, Điều 159 Luật Nhà ở 2014 quy định đối tượng được sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam cá nhân nước ngoài bao gồm các đối tượng sau:
Thứ nhất, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Thứ hai, cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2.2 Điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài
Mặc dù người nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, cá nhân nước ngoài không đương nhiên được sở hữu nhà ở tại Việt Nam mà phải đáp ứng những điều kiện quy định tại Điều 160 Luật Nhà ở 2014, bao gồm các điều kiện như sau:
- Đối với cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam thì phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Đối với cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.
Với quy định pháp luật nêu trên thì cá nhân nước ngoài muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam thuộc diện được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì ngoài được phép nhập cảnh thì cũng không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định pháp luật. Còn cá nhân nước ngoài không được nhập cảnh mà muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam với điều kiện phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án.
2.3 Thời hạn sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người nước ngoài
Căn cứ khoản 3, Điều 7 Nghị định 99/2015/NĐ-CP thì cá nhân nước ngoài khi mua nhà ở tại Việt Nam được sở hữu tối đa không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận.
Khi hết thời hạn sở hữu ghi trong Giấy chứng nhận, nếu chủ sở hữu nhà ở đó có nhu cầu gia hạn thêm thì được Nhà nước xem xét, gia hạn theo Điều 77 Nghị định này.
2.4 Trường hợp không được công nhận sở hữu nhà tại Việt Nam của người nước ngoài
Căn cứ khoản 1, Điều 78 Nghị định 99/2015/NĐ-CP thì cá nhân nước ngoài thuộc trường hợp quy định sau đây thì không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở mà chỉ được bán hoặc tặng cho nhà ở này cho các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
- Cá nhân nước ngoài được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở nằm trong khu vực không thuộc diện được sở hữu theo quy định tại Điều 75 của Nghị định này hoặc vượt quá số lượng nhà ở được phép sở hữu theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 76 của Nghị định này.
- Cá nhân nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Việt Nam nhưng được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam.
- Quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai, nhà ở đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài
- Thế nào là người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Căn cứ khoản 3, Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 định nghĩa người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm:
- Công dân Việt Nam (là người có quốc tịch Việt Nam).
- Người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài (theo định nghĩa tại khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 thì người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
3. Người Việt Nam định cư tại nước ngoài có được sở hữu quyền sử dụng đất đai Việt Nam
Căn cứ khoản 3, Điều 4 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024) thì người Việt Nam định cư tại nước ngoài là đối tượng được được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; nhận quyền sử dụng đất; thuê lại đất theo quy định của Luật này.
Nhận quyền sử dụng đất
Căn cứ điểm c, h, khoản 1, Điều 28 Luật Đất đai 2024 quy định người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở theo quy định của pháp luật về dân sự; nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Người Việt Nam định cư tại nước ngoài có được sở hữu quyền sử dụng nhà ở Việt Nam
Căn cứ khoản 2, Điều 7 Luật Nhà ở 2014 người Việt Nam định cư tại nước ngoài là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Tuy nhiên, phải đáp ứng điều kiện Người Việt Nam định cư tại nước ngoài có được sở hữu quyền sử dụng đất đai Việt Nam.
3.1 Hình thức sở hữu hợp pháp nhà ở cho người Việt Nam định cư tại nước ngoài
Người Việt Nam định cư tại nước ngoài có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
3.2 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sau đây đối với nhà ở
Căn cứ khoản 1, Điều 10 Luật Nhà ở 2014 người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau đây đối với nhà ở:
- Có quyền bất khả xâm phạm về nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình.
- Sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và các mục đích khác mà luật không cấm.
- Được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình theo quy định của Luật này và pháp luật về đất đai;
- Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó;
- Sử dụng chung các công trình tiện ích công cộng trong khu nhà ở đó theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Trường hợp là chủ sở hữu nhà chung cư thì có quyền sở hữu, sử dụng chung đối với phần sở hữu chung của nhà chung cư và các công trình hạ tầng sử dụng chung của khu nhà chung cư đó, trừ các công trình được xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua nhà ở.
- Bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở theo quy định của Luật này và pháp luật về xây dựng.
- Được bồi thường theo quy định của luật khi Nhà nước phá dỡ, trưng mua, trưng dụng nhà ở hoặc được Nhà nước thanh toán theo giá thị trường khi Nhà nước mua trước nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu hợp pháp của mình và các hành vi khác vi phạm pháp luật về nhà ở.
3.3 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nghĩa vụ sau đây đối với nhà ở
Căn cứ khoản 1, Điều 11 Luật Nhà ở 2014 người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các nghĩa vụ sau đây đối với nhà ở:
- Sử dụng nhà ở đúng mục đích quy định; lập và lưu trữ hồ sơ về nhà ở thuộc sở hữu của mình.
- Thực hiện việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh, môi trường, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật khi bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; đối với giao dịch nhà ở là tài sản chung của vợ chồng thì còn phải thực hiện theo các quy định của Luật hôn nhân và gia đình.
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác khi bảo trì, cải tạo, phá dỡ, xây dựng lại nhà ở; trường hợp thuộc diện sở hữu nhà ở có thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này thì việc cải tạo, phá dỡ nhà ở được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
- Đóng bảo hiểm cháy, nổ đối với nhà ở thuộc diện bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
- Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật về việc xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về nhà ở, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, phá dỡ nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, giải tỏa nhà ở, trưng mua, trưng dụng, mua trước nhà ở.
- Có trách nhiệm để các bên có liên quan và người có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, bảo trì hệ thống trang thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, phần diện tích thuộc sở hữu chung, sử dụng chung.
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước khi được công nhận quyền sở hữu nhà ở, khi thực hiện các giao dịch và trong quá trình sử dụng nhà ở theo quy định của pháp luật.
5. Dịch vụ tư vấn về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai, nhà ở đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Pháp lý bất động sản Bình Dương thuộc Luật Sư VCT (Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương) là một Công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực tư vấn về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai, nhà ở đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật về đất đai và các dịch vụ tư vấn khác.
Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40/ 0939.29.65.88 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.
Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai của Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: Info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.
Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.
Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI
Xem thêm: HƯỚNG DẪN TRA CỨU NGÀNH NGHỀ KINH DOANH THEO MÃ SỐ THUẾ 2024
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “Tư vấn về quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đai, nhà ở đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài” mà Pháp lý bất động sản Bình Dương muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40/ 0939.29.65.88 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình DươngXem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.phaplybatdongsanbinhduong.com
- CSKH: phaplybatdongsanbinhduong@gmail.com