VỢ CHỒNG NÊN LÀM CAM KẾT TÀI SẢN RIÊNG HAY THỎA THUẬN TÀI SẢN RIÊNG

TÀI SẢN
TÀI SẢN

Hiện nay khi xã hội phát triển chúng ta với những thông tin rộng mở được thông tin hằng ngày qua nhiều kênh thông tin khác nhau,…. chúng ta ngày càng biết đến và tiếp cận với nhiều hơn những vấn đề pháp lý những từ ngữ nghe có vẻ giống nhau nhưng lại là những từ ngữ có ý nghĩa pháp lý khác nhau. Vậy chúng ta khi kết hôn hay có kế hoạch kết hôn và là vợ chồng chung sống thì nên làm cam kết tài sản riêng hay là thỏa thuận cái nào thuận lợi và dễ dàng hơn. Hãy cùng Luật sư VCT tìm hiểu qua bài viết dưới đây dưới góc độ pháp lý nhé.

1. CĂN CỨ ĐỂ CHỨNG MINH TÀI SẢN LÀ SỞ HỮU RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG:

Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP.

Để một tài sản trở thành tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì nó phải phù hợp hoặc được hình thành hoặc thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình, gồm có:

  • Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
  • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này;
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng;

1.1 Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng;

  • Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng (thực hiện theo Điều 40);
  • Tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng (Hiện tại, tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 11, Nghị định 126/2014/NĐ-CP).

1.2 Tại sao cần phải thống nhất về tài sản riêng của vợ chồng

Các văn bản liên quan đến tài sản riêng của vợ chồng được lập trên thực tế với các tên gọi: văn bản thỏa thuận tài sản riêng của vợ chồng, văn bản cam kết tài sản riêng của vợ chồng, văn bản cam đoan tài sản riêng của vợ chồng.

2.  Việc lập văn bản về tài sản riêng được chia thành 02 trường hợp như sau:

Trước khi nhận chuyển nhượng tài sản: nội dung là nguồn tiền nhận chuyển nhượng tài sản là tài sản riêng và tài sản sắp nhận chuyển nhượng là tài sản riêng (theo quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng”).

  Sau khi nhận chuyển nhượng: nội dung thể hiện tài sản là của người đứng tên trên giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu/quyền sử dụng; khẳng định tài sản không có liên quan gì đến người còn lại; khẳng định người sở hữu, hoặc sẽ sở hữu bất động sản có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt với bất động sản đó.

Ngoài nội dung trên, văn bản về tài sản riêng của vợ chồng còn thể hiện: người không phải là chủ sở hữu/sử dụng không có bất kỳ sự đóng góp nào vào sự hình thành tài sản riêng; vợ chồng không có thỏa thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung.

3. VĂN BẢN CAM KẾT TÀI SẢN RIÊNG

Áp dụng: Đối với những tài sản có thể hình thành trước thời kỳ hôn nhân hoặc thời kỳ hôn nhân nhưng được xác định là tài sản riêng của một người.

Theo quy định tại Điều 116, Bộ luật Dân sự năm 2015: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. 

Việc một người đưa ra một lời cam kết rằng tài sản là của người vợ hoặc người chồng là khẳng định một sự thật đã tồn tại chứ không làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của bất kỳ chủ thể nào. Do đó, văn bản cam kết tài sản riêng của vợ, chồng không phải là một giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015. 

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014: “Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh,…”.

Trên thực tế, các văn bản cam kết tài sản riêng của vợ, chồng thường chỉ dựa trên lời cam kết của một bên mà không có bất kỳ chứng cứ để chứng minh lời cam kết đó là đúng.  Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản và phải được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật hay trường hợp hai bên vợ chồng kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

 Tuy nhiên, Luật này không đề cập đến văn bản cam kết tài sản riêng và cũng không yêu cầu văn bản này phải được công chứng về chứng thực. 

Kết luận:

  • Có thể nói việc cam kết đối với tài sản riêng của vợ chồng chính là việc xác nhận tài sản đó thuộc về người được ghi trong cam kết và có người đó có quyền định đoạt hoàn toàn với phần tài sản đó ngay kể cả trong khi không có cam kết, 
  • Việc cam kết có thể sử dụng để giao dịch nếu được các bên thừa nhận cũng như là căn cứ để thực hiện giao dịch đối với tài sản chứ hoàn toàn không làm chấm dứt hay làm thủ tục thay đổi quyền của chủ sở hữu. 
TÀI SẢN
TÀI SẢN

4. VĂN BẢN THỎA THUẬN TÀI SẢN RIÊNG

Áp dụng: Đối với những tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân nhưng có nguồn gốc là tài sản sản riêng do một bên vợ hoặc chồng tạo lập nên.

Theo quy định Văn bản thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng được lập trước thời kỳ hôn nhân nhưng có hiệu lực từ thời điểm kết hôn. Đôi bên có thể cam kết nhiều điều khoản riêng về tài sản miễn sao không vi phạm đạo đức hoặc điều pháp luật cấm.

Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình còn quy định: “Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.”

Những vấn đề về chia tài sản vợ chồng sẽ được thể hiện qua văn bản thỏa thuận tài sản riêng là sự thỏa thuận của hai bên vợ chồng trong đó ghi nhận những nội dung sau đây:

  • Tài sản thỏa thuận;
  • Nội dung thỏa thuận;
  • Cam kết của các bên;

–   Chữ ký của hai vợ chồng.

4.1  Hình thức văn bản thỏa thuận tài sản riêng

Đối với những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức thì phải tuân thủ. Thường những tài sản có đăng ký sở hữu khi phân chia sẽ phải tiến hành thủ tục công chứng tại cơ quan có thẩm quyền về công chứng.

Đối với những tài sản này sau khi có sự phân chia hai bên vợ chồng phải tiến hành đăng ký cập nhật lại thông tin về tài sản ở cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác lập quyền sở hữu riêng của mình.

Ngoài ra đối với các văn bản phân chia tài sản khác, nếu các bên có yêu cầu công chứng thì sẽ được công chứng theo quy định của pháp luật.

4.2  Thời điểm có hiệu lực của văn bản thỏa thuận tài sản riêng

Điều 39 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, theo đó thời điểm có hiệu lực của văn bản phân chia tài sản sẽ được quy định như sau:

–  Thời điểm có hiệu lực của văn bản phân chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản.

–  Trong trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. (Ví dụ trong trường hợp văn bản phải công chứng thì văn bản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng).

–  Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

–  Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Kết luận:

  • Văn bản thỏa thuận tài sản riêng tức là việc thống nhất một người được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó dựa trên sự cam kết của người kia. Vì vậy khi không xác định được tài sản đó là chung hay riêng thì cần phải làm văn bản thỏa thuận. 
  • Văn bản thỏa thuận tài sản riêng cần được công chứng chứng thực và có giá trị xác định cũng như người được công nhận sở hữu có hoàn toàn quyền giao dịch sang tên, chuyển quyền.

Có thể nói việc áp dụng hình thức nào thì đi chăng nữa cũng cần phải tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế của vụ việc, khả năng và lý do của những người muốn thực hiện. Vì vậy bạn cần cân nhắc thật kỹ và chuẩn bị cho mình những tích lũy và kiến thức để có thể áp dụng bởi tại mỗi thời điểm khác nhau cũng có những cách xử lý khác nhau và rất khó  để có thể áp dụng một cách khuôn mẫu.  

5. Dịch vụ tư vấn về đất đai của Pháp lý bất động sản Bình Dương

Pháp lý bất động sản Bình Dương thuộc Luật Sư VCT (Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương) là một Công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến đại diện tham gia tranh chấp về đất đai.

Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật về đất đai và các dịch vụ tư vấn khác.

Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40/ 0939.29.65.88 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.

Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai của Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: Info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.

Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.

Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI

Xem thêm: Thu hồi đất khi chấm dứt hoạt động dự án đầu tư

 

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *