1. Thế nào là đất trồng câu lâu năm
Đất trồng cây lâu năm được hiểu là loại đất dùng với mục đích để trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng phát triển và thu hoạch từ năm này qua năm khác, cụ thể gồm:
– Cây ăn quả lâu năm: trồng cây và cho ra sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến, ví dụ như cam, vải, xoài, măng cụt, chôm chôm, táo, mơ, mận, bưởi,…
– Cây công nghiệp lâu năm: trồng cây và cho ra sản phẩm với mục đích để dùng làm nguyên liệu sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng, có thể kể đến như cà phê, ca cao, chè, hồ , tiêu, điều, cao su,…
– Cây dược liệu lâu năm: loại cây này sẽ cho ra các sản phẩm với mục đích để làm dược liệu, ví dụ như quế, hồi, long não, đỗ trọng, sâm,….
– Một số loại cây khác như cây trồng với mục đích để lấy làm gỗ, tạo cảnh quan đẹp, bóng mát như lộc vừng, hoa sữa, xà, cừ, bạch đàn,…
2. Có được xây dựng chuồng trại trên đất trồng cây lâu năm hay không?
Căn cứ theo khoản 1 điều 10 Luật đất đai 2013 thì nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất như sau:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
-Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất
-Đất rừng phòng hộ;
-Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
Theo đấy thì đất chăn nuôi gia súc và đất trồng cây lâu năm đều thuộc vào nhóm đất nông nghiệp nói chung theo quy định của pháp luật. Bởi vậy mà bạn có thể sử dụng đất trồng cây lâu năm để xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc và các loại động vật khác theo quy định của pháp luật.
3. Xây dựng chuồng trại có phải xin giấy phép xây dựng
Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc hay các động vật khác theo quy định của pháp luật là hoạt động diễn ra vô cùng phổ biến, bởi lẽ nhu cầu xây dựng hệ thống chuồng trại tại các vùng nông thôn là hoạt động diễn ra thường xuyên. Vậy thì việc xây dựng chuồng trại chăn nuôi như vậy thì có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không.
Căn cứ theo điều 89 Luật xây dựng 2014 thì có quy định như sau: Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp dưới đây:
– Công trình bí mật nhà nước, công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp và công trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên
– Công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư;
-Công trình xây dựng tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính;
-Công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về hướng tuyến công trình;
-Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này;
– Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình;
– Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc;
– Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt;
– Công trình xây dựng ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
Như vậy thì trong trường hợp xây dựng chuồng trại chăn nuôi thì bạn không phải thực hiện xin giấy phép xây dựng theo quy định của Luật xây dựng năm 2014.
4. Chuyển mục đích sử dụng đất từ trồng cây lâu năm sang chăn nuôi có thuộc trường hợp đăng ký biến động đất đai không?
Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động đất đai hiện được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
“Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động, bao gồm:
a) Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
c) Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
d) Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
đ) Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.”
Căn cứ quy định nêu trên, cũng có thể thấy trường hợp chuyển đất trồng cây lâu năm sang làm trang trại cũng không thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động đất đai.
Trên đây là một số thông tin về Xây dựng chuồng trại chăn nuôi trên đất trồng cây lâu năm? Truy cập ngay phaplybatdongsanbinhduong để biết thêm về các các pháp lý có liên quan.
1. https://phaplybatdongsanbinhduong.com/dich-vu-phap-ly-bat-dong-san/tach-thua-dat-o-binh-duong/
Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình DươngXem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.phaplybatdongsanbinhduong.com
- CSKH: phaplybatdongsanbinhduong@gmail.com