
Mỗi khi nghĩ đến việc được cha mẹ cho đất, nhiều người thường đặt ra câu hỏi: liệu nên làm di chúc hay ký hợp đồng tặng cho từ cha mẹ? Đây không chỉ là một vấn đề pháp lý, mà còn là một trăn trở sâu xa về trách nhiệm gia đình. Trước khi quyết định, chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng đối với từng lựa chọn, hôm nay hãy cùng theo dõi vấn đề này thông qua bài viết sau đây nhé:
1. Khái quát về di chúc?
1.1. Di chúc là gì?
Căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự quy định thì di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Là văn bản thể hiện ý chí, nguyện vọng của chủ sở hữu hợp pháp về việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Di chúc lập vào thời điểm chủ sở hữu hợp pháp còn sống, có hiệu lực thi hành khi người đó chết. Việc lập di chúc có thể công khai hoặc bí mật tùy thuộc vào yêu cầu của người lập di chúc.
1.2. Hình thức của di chúc
Theo quy định tại Điều 627 BLDS 2015 thì di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.
Bên cạnh đó Điều 628 Bộ luật này cũng quy định các loại di chúc bằng văn bản gồm:
– Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
– Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
– Di chúc bằng văn bản có công chứng
– Di chúc bằng văn bản có chứng thực
Như vậy hình thức của di chúc có 5 loại gồm: Di chúc miệng và 4 loại di chúc bằng văn bản. của Bộ luật Dân sự 2015.
2. Khái quát về hợp đồng tặng cho
2.1. Hợp đồng tặng cho là gì?
Căn cứ Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
2.2. Hợp đồng tặng cho nhà, đất có bắt buộc công chứng, chứng thực không?
Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Do đó, bắt buộc hợp đồng tặng cho nhà, đất phải được lập thành văn bản và có thể chọn công chứng hoặc chứng thực.
2.3. Hợp đồng tặng cho đất có thể có điều kiện hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 462 Bộ luật Dân sự thì hợp đồng tặng cho có thể có điều kiện hoặc không có điều kiện: “Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho”.
Có nghĩa rằng “nghĩa vụ” mà bên được tặng cho phải thực hiện theo yêu cầu của bên tặng cho chính là điều kiện để bên tặng cho chuyển giao quyền sở hữu cho bên được tặng cho. “Điều kiện” này hoàn toàn có thể được thực hiện trước hoặc sau khi bên tặng cho chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho, việc này phụ thuộc vào ý chí của bên tặng cho tài sản.
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện (khoản 2 Điều 462 Bộ luật Dân sự).
Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại (khoản 3 Điều 462 Bộ luật Dân sự).
3. Một số điểm khác biệt của di chúc và hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất
Từ những vấn đề khái quát nêu trên, Luật sư VCT sẽ chỉ ra một số điểm khác biệt của di chúc và hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất để Quý khách hàng đang theo dõi bài biết sẽ có những lựa chọn, phù hợp, đúng đắn. Cụ thể như sau:
3.1. Về khái niệm
Di chúc: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Hợp đồng tặng cho tài sản: Là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
3.2. Về hình chí của người sở hữu tài sản
Di chúc: Phát sinh theo ý chí đơn phương của người lập di chúc.
Hợp đồng tặng cho tài sản: Hợp đồng được xác lập trên ý chí của cả hai bên.
3.3. Về thời điểm nhận tài sản
Di chúc: Những người thừa kế theo di chúc sẽ nhận phần tài sản được để lại vào thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm người lập di chúc mất. Khi đó, những người thừa kế muốn nhận di sản phải thực hiện thủ tục khai nhận thừa kế theo di chúc tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc tại UBND cấp xã (Mục 2 Chương V luật Công chứng).
Hợp đồng tặng cho tài sản: Phía được tặng cho thường sẽ nhận được tài sản ngay khi các bên xác lập việc tặng cho, trừ khi có thỏa thuận khác. Việc đăng ký quyền sở hữu, hay chuyển giao tài sản, thường sẽ được thực hiện ngay sau khi ký kết hợp đồng tặng cho
3.4. Về điều kiện khi lập di chúc và hợp đồng tặng cho
Di chúc: Người để lại di sản phải là người thành niên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép và người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Đồng thời, khi người nhận di sản phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (Điều 615 Bộ luật Dân sự).
Hợp đồng tặng cho tài sản: Người tặng cho có thể yêu cầu người được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho, nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
3.5. Hình thức thể hiện di chúc và hợp đồng tặng cho
Di chúc: Phải được lập thành văn bản, bao gồm có người làm chứng hoặc không có người làm chứng; có công chứng; chứng thực. Những trường hợp một người gặp phải hoàn cảnh nguy kịch, tai nạn hoặc bị cái chết đe dọa… nên họ không thể lập di chúc bằng văn bản được thì có thể lập di chúc miệng (Căn cứ theo Điều 627, Điều 629 bộ luật Dân sự).
Hợp đồng tặng cho tài sản: Do tặng cho đất thuộc trường hợp là bất động sản nên hợp đồng tặng cho phải là văn bản có công chứng, chứng thực theo quy định (khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013).
Như vậy, nếu muốn nhận tài sản của cha mẹ để lại cho các con sau khi chết, thì chọn lập di chúc. Còn nếu muốn cha mẹ tặng cho, chuyển quyền sở hữu tài sản cho mình ngay khi cha mẹ đang còn sống, thì chọn lập hợp đồng tặng cho.
Tuy nhiên, thực tiễn thường xảy ra một số vấn đề rằng cha mẹ sang tên hết tài sản cho con cái mà không giữ lại phần tài sản phòng thân hoặc dưỡng già mà gặp con cái bất hiếu, phá tán tài sản. Thì trong trường hợp này, nếu xảy ra sự việc xui rủi trên thì cha mẹ cũng khó có thể đòi lại tài sản đã tặng cho, sang tên con.
Do đó, nếu đó là tài sản duy nhất mà cha mẹ có thì không nên ký hợp đồng tặng cho con mà chỉ nên lập di chúc hoặc có thể ký hợp đồng tặng cho có điều kiện, quy định điều kiện hợp đồng là được hủy bỏ hợp đồng nếu con cái bất hiếu, không chăm sóc, phụng dưỡng, đuổi cha mẹ khỏi nhà,… có như vậy, cha mẹ mới có thể phòng thân khi tuổi già, sức yếu.
Nên khi cha mẹ quyết định tặng cho bạn một phần tài sản, hay toàn bộ tài sản thì điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến không chỉ là giá trị vật chất mà còn là chữ hiếu, trách nhiệm đối với cha mẹ. Chữ hiếu không chỉ đơn thuần là sự biết ơn về tài sản, mà còn là sự tôn trọng, quan tâm và chăm sóc cho cha mẹ suốt cuộc đời. Cha mẹ đã đã không tiếc gì với chúng ta thì chúng ta hãy quan tâm họ hơn nhé!
4. Dịch vụ tư vấn về đất đai của Pháp lý bất động sản Bình Dương
Pháp lý bất động sản Bình Dương thuộc Luật Sư VCT (Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương) là một Công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến đại diện tham gia tranh chấp về đất đai.
Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật về đất đai và các dịch vụ tư vấn khác.
Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40/ 0939.29.65.88 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.
Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai của Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: Info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.
Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.
Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI
Xem thêm: Thu hồi đất khi chấm dứt hoạt động dự án đầu tư
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “Được cha mẹ cho đất thì nên làm di chúc hay ký hợp đồng tặng cho từ cha mẹ” mà Luật sư VCT muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào thì quý khách có thể liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình DươngXem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.phaplybatdongsanbinhduong.com
- CSKH: phaplybatdongsanbinhduong@gmail.com