Quy định về đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (đất SKC)

Đất SKC là một khái niệm pháp lý quan trọng trong lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam, để giúp bạn hiểu rõ hơn về đất SKC, hôm nay Pháp lý bất động sản Bình Dương sẽ đi sâu vào phân tích quy định pháp luật về đất SKC và các vấn đề có liên quan. Hãy cùng theo dõi nhé!

1. Khái quát về đất SKC

1.3. Đất SKC là gì?

Theo quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, đất SKC là ký hiệu của loại đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Theo khoản 1 Điều 153 Luật Đất đai 2013, đây là loại đất dùng để xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất.
Có thể hiểu đơn giản đây là loại đất để sản xuất, kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp không được sử dụng cho nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, làm vườn,…. đất SKC cũng không dùng để xây dựng công trình nhà ở mà được dùng chủ yếu vào mục đích kinh doanh, sản xuất dịch vụ phi nông nghiệp. Nếu chủ sở hữu có nhu cầu xây dựng nhà ở, cần chuyển đổi mục đích sử dụng phải được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận.

Quy định về đất SKC
Quy định về đất SKC

1.2. Mục đích sử dụng đất SKC

Đất SKC được sử dụng vào mục đích sản xuất công nghiệp, tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp và kinh doanh, dịch vụ; bao gồm đất khu công nghiệp; cơ sở sản xuất, kinh doanh; cho hoạt động khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng…

1.3. Thời hạn sử dụng đất SKC

Điều 125 và 126 Luật đất đai 2013 quy định thời hạn sử dụng đất SKC được chia thành 3 loại là ổn định lâu dài, không quá 50 năm và không quá 70 năm.
Trường hợp đất SKC thuộc quyền sở hữu của cá nhân và hộ gia đình mà không phải do nhà nước giao hay cho thuê có hạn, đang được sử dụng ổn định vào mục đích thương mại dịch vụ hay cơ sở sản xuất phi nông nghiệp thì thời hạn sử dụng là lâu dài.
Trường hợp đất SKC được nhà nước cho thuê hoặc giao quyền sử dụng cho cá nhân, hộ gia đình để sử dụng với mục đích làm cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và thương mại dịch vụ thì thời hạn sử dụng là không quá 50 năm.
Trường hợp đất SKC thuộc địa bàn có điều kiện kinh – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn thì thời hạn sử dụng là không quá 70 năm.

2. Lên thổ cư đất SKC được không?

Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013, công dân không được phép xây dựng nhà ở trên đất phi nông nghiệp. Do đó, người sử dụng có mong muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất của mình cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác hồ sơ, thủ tục xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất và nộp tài liệu cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.
Nếu được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thì Đất SKC có thể chuyển đổi lên đất thổ cư. Cụ thể Cơ quan nhà nước sẽ căn cứ vào:

  • Xem xét nhu cầu sử dụng đất (cụ thể ở đây là chuyển lên đất thổ cư) được trình bày trong đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
  • Dựa trên kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng.

Như vậy Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ xem xét 02 tiêu chí nêu trên để quyết định đất SKC có lên thổ cư được hay không.

Quy trình xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC sang đất ở:

Bước 1: Chuẩn bị thành phần hồ sơ

Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo mẫu.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Giấy tờ tùy thân của người sử dụng đất như CMND, CCCD

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

Bước 4: Giải quyết hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Bước 5: Trả kết quả

Tùy vào kế hoạch sử dụng đất của địa phương mà nhu cầu xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất SKC được phê duyệt hay không. Bên cạnh đó, thời gian giải quyết hồ sơ không quá 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

3. Đất SKC có bị thu hồi không?

Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định nhà nước quy định về thu hồi đất trong các trường hợp dưới đây:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
  • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Theo đó, đất SKC nếu thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất vừa liệt kê sẽ bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, ra quyết định thu hồi đất. Bên cạnh đó, đối với đất SKC được Nhà nước giao hoặc cho thuê thì khi hết thời hạn sử dụng có thể bị thu hồi theo quy hoạch của địa phương.

Quy định về đất SKC
Quy định về đất SKC

4. Chuyển nhượng đất SKC được không?

Theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 và một số các văn bản khác có liên quan, khi chuyển nhượng đất SKC phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  • Đất đã được cấp sổ đỏ cho bên chuyển nhượng;
  • Đất chuyển nhượng không phải là đất thuê trả tiền thuê hàng năm theo Điều 174 Luật Đất đai;
  • Tại thời điểm thực hiện chuyển nhượng, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án, không bị tranh chấp, không bị khiếu nại, khiếu kiện;
  • Còn trong thời hạn sử dụng đất tính đến thời điểm chuyển nhượng;
  • Hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai;
  • Không bị hạn chế về điều kiện chuyển nhượng hoặc thỏa mãn các điều kiện riêng về việc nhận chuyển nhượng theo Điều 191, Điều 192 Luật Đất đai;
  • Được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhận chuyển nhượng nếu việc chuyển nhượng đất gắn liền với chuyển nhượng dự án đầu tư theo quy định;
  • Thuộc đối tượng được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 169 Luật Đất đai (ví dụ theo Điều 169 thì cá nhân nước ngoài không là đối tượng được nhận chuyển nhượng loại đất này tại Việt Nam…).

Như vậy, về cơ bản, điều kiện chuyển nhượng đất SKC cũng được thực hiện giống như các loại đất thông thường khác. Tuy nhiên, đối với đất SKC có hình thức sử dụng là đất thuê trả tiền thuê hàng năm thì không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng loại đất này.

5. Phân biệt đất SKC và một số loại đất khác

Phân biệt đất SKC và đất ONT và ODT

  • Giống nhau: Đây đều là 3 loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
  • Khác nhau:

SKC là đất phi nông nghiệp. Như đã nói ở trên, nó được sử dụng cho các mục đích sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, tiểu công nghiệp hoặc kinh doanh dịch vụ. Đây không phải là loại đất để xây dựng nhà ở. Nếu muốn xây nhà trên đất SKC, chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp.
ONT là đất thổ cư tại nông thôn. Vì vậy, chủ sở hữu có thể xây dựng nhà ở. Nếu chưa dùng để xây nhà, chủ sở hữu cũng có thể sử dụng để trồng cây hàng năm mà không bị xử phạt do chưa có điều luật quy định về điều này.
ODT là đất thổ cư tại đô thị. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định đất ODT bao gồm đất dùng để xây nhà ở, công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt và tổng diện tích phải nằm trong các khu đô thị (nội – ngoại thành thuộc thành phố; nội – ngoại thị thuộc thị xã, thị trấn).
Trên đây là nội dung thông tin Quy định về đất SKC của Pháp lý bất động sản Bình Dương gửi đến bạn đọc. Mọi thông tin chi tiết cần hỗ trợ pháp lý hoặc liên hệ làm việc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Xem thêm:

1. Thủ tục Đấu giá quyền sử dụng đất mới nhất

2. Thế chấp bất động sản hình thành trong tương lai

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *