ĐẤT ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CÓ ĐƯỢC TÁCH THỬA KHÔNG?

Khi nói đến việc đất được hưởng thừa kế, câu hỏi về việc có thể tách thửa hay không thường là một chủ đề được quan tâm. Do đó, trong bài viết hôm nãy hãy cùng Pháp lý bất động sản Bình Dương tìm hiểu nhé.  .

1. Tách thửa đất được hưởng thừa kế là gì?

Tách thửa là quy trình phân chia quyền sử dụng đất từ người đứng tên trong sổ đỏ cho một hoặc nhiều người khác.

Thừa kế quyền sử dụng đất được hiểu là việc chuyển quyền sử dụng đất của người đã chết sang cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật, phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự và pháp luật về đất đai. Đất được hưởng thừa kế là đất mà cá nhân, thành viên trong hộ gia đình có được thông qua hình thức thừa kế theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, tách thửa đất được hưởng thừa kế là từ một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất được hưởng thừa kế sẽ được tách thành hai hay nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu các tài sản gắn liền với đất khác nhau.

ĐẤT ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CÓ ĐƯỢC TÁCH THỬA KHÔNG?
ĐẤT ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CÓ ĐƯỢC TÁCH THỬA KHÔNG?

2. Khi nào quyền sử dụng đất được xác định là di sản thừa kế?

Về nguyên tắc, quyền sử dụng đất là một loại tài sản, do đó, được xác định là di sản thừa kế khi có chứng cứ chứng minh người đã chết có quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

Hiện nay, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất được xác định là di sản thừa kế khi người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cụ thể, quyền sử dụng đất là di sản thừa kế khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Mục 1, Phần II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2014 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, gồm các trường hợp sau:

  • Đối với đất do người chết để lại mà người đó đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai thì quyền sử dụng đất đó là di sản.
  • Đối với trường hợp đất do người chết để lại mà người đó có một trong các loại giấy quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai năm 2003, thì kể từ ngày 01/7/2004 quyền sử dụng đất đó cũng là di sản, không phụ thuộc vào thời điểm mở thừa kế.
  • Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà không có các giấy tờ nêu trên nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác gắn liền với quyền sử dụng đất đó và có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được xem là di sản khi Tòa án giải quyết yêu cầu chia di sản.

3. Đất được hưởng thừa kế có được tách thửa không?

Căn cứ theo Điều 615 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ của người thừa kế như sau:

“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”

Như vậy, pháp luật không cấm người thừa kế không được tách thửa đất thừa kế, đối với diện tích đất được hưởng thừa kế, cá nhân vẫn có thể tiến hành tách thửa nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật đất đai.

ĐẤT ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CÓ ĐƯỢC TÁCH THỬA KHÔNG?
ĐẤT ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CÓ ĐƯỢC TÁCH THỬA KHÔNG?

4. Cần làm gì trước khi tách thửa đất thừa kế?

Trước khi làm thủ tục tách thửa đất thừa kế, người được thừa kế thực hiện khai nhận di sản thừa kế theo điều 58 Luật Công chứng 2014 tại tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương, Tuy nhiên cần lưu ý rằng không phải trường hợp nào cũng cần khai nhận di sản thừa kế.

Tại khoản 1 Điều 58 Luật công chứng 2014 quy định việc khai nhận di sản thừa kế được thực hiện trong trường hợp sau:

“1. Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.”

5. Hồ sơ, điều kiện và thủ tục tách thửa đất hưởng thừa kế được quy định thế nào?

Hồ sơ, điều kiện và thủ tục tách thửa đất hưởng thừa kế được quy định thế nào thì mời các bạn truy cập các bài viết sau đây để theo dõi chi tiết nhé:

5.1. TÁCH THỬA ĐẤT Ở BÌNH DƯƠNG NĂM 2024

5.2. MẪU ĐƠN TÁCH THỬA, HỢP THỬA ĐẤT MỚI NHẤT 2024 VÀ CÁCH VIẾT CHI TIẾT

Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “ĐẤT ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CÓ ĐƯỢC TÁCH THỬA KHÔNG?” mà Pháp lý bất động sản Bình Dương muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.

Xem thêm một số bài viết liên quan đến Hợp đồng:

1. HỢP ĐỒNG LÀ GÌ? ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC VÀ PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG

2. MẪU HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CẬP NHẬT

 

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *