LUẬT THỪA KẾ ĐẤT ĐAI CÓ DI CHÚC MỚI NHẤT NĂM 2025

Luật thừa kế đất đai là một lĩnh vực pháp lý quan trọng, điều chỉnh việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người đã mất sang người thừa kế. Khi có di chúc, việc phân chia di sản đất đai sẽ được thực hiện theo ý nguyện của người lập di chúc, nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Hãy cùng Pháp lý bất động sản Bình Dương tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về chủ đề “Luật thừa kế đất đai có di chúc mới nhất” nhé!

1. Luật thừa kế đất đai có di chúc là gì?

Luật thừa kế đất đai là những văn bản pháp lý quy định về thừa kế đất đai như: Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2024, Luật Công chứng 2014,…

Vậy di chúc là gì?

Trước đây, Pháp lệnh thừa kế không đưa ra định nghĩa di chúc nhưng có quy định cho biết nội hàm của khái niệm di chúc. Cụ thể tại Điều 10 Pháp lệnh số 44/LCT/HDDNN8 ngày 30 tháng 08 năm 1990 quy định như sau: 

“Công dân có quyền lập di chúc để chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người trong hoặc ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho Nhà nước, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.”.

Còn tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 1995 và Điều 646 Bộ luật Dân sự 2005 quy định di chúc như sau: 

“Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”.

Đối với Bộ luật Dân sự 2015 di chúc được định nghĩa tại Điều 624 với nội dung “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”.

Như vậy hiện nay, di chúc được hiểu là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm mục đích muốn chuyển giao tài sản của mình cho người khác (người khác ở đây có thể là con cháu của họ hoặc cá nhân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức khác không có quan hệ huyết thống) sau khi người đó chết đi. Di chúc hiện được chia làm 02 loại chính: là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng.

2. Điều kiện để di chúc về đất đai hợp pháp

Để di chúc về đất đai hợp pháp thì có 04 điều kiện:

– Điều kiện về chủ thể lập di chúc;

– Điều kiện về nội dung di chúc;

– Điều kiện về hình thức;

– Điều kiện khác mà luật chuyên ngành có quy định.

2.1 Về chủ thể:

Căn cứ điểm a, khoản 1 Điều 630 quy định “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;”.

– Đối với người lập di chúc từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi

Căn cứ khoản 2, Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.”.

– Đối với người lập di chúc bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ

Căn cứ khoản 3, Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.”.

Với các quy định pháp luật nêu trên, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép. Đối với người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi nếu muốn lập di chúc phải lập thành văn bản và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc này. Còn đối với người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ di chúc phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 

2.2 Về nội dung:

Căn cứ Điều 631 quy định nội dung của di chúc như sau:

“1. Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản.

2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.”.

Trong điều luật này dùng từ chủ yếu được hiểu nội dung của di chúc ít nhất phải có các nội dung như: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản. Ngoài các nội dung được nêu trên thì di chúc có thể có các nội dung khác cũng không làm ảnh hưởng đến tính pháp lý của nội dung di chúc

Tuy nhiên, căn cứ điểm b, khoản 1, Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.”.

Như vậy, người lập di chúc khi lập di chúc cần đảm bảo đủ các nội dung chủ yếu của di chúc còn phải đảm bảo nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Lưu ý: Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự của từng trang có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa (Khoản 3, Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015).

2.3 Về hình thức:

Căn cứ Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015 hình thức của di chúc được quy định như sau: “Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”.

Và căn cứ tại khoản 4, 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

“4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”.

Như vậy, di chúc bằng văn bản không nhất thiết phải công chứng, chứng thực nhưng phải đảm bảo di chúc đáp ứng điều kiện:

Một, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép.

Hai, nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Ngược lại, di chúc bằng văn bản mà được công chứng, chứng thực xét về mặt hình thức được coi là hợp pháp.

Còn đối với di chúc bằng miệng hợp pháp phải đáp ứng điều kiện:

Một, người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước ít nhất hai người làm chứng.

Hai, người làm chứng ghi chép lại, cùng nhau ký tên hoặc điểm chỉ vào bản ghi chép di chúc đó.

Ba, Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi người để lại di chúc thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

Tuy nhiên, nếu sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ (khoản 2, Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015).

2.4 Điều kiện về quyền sử dụng đất

Căn cứ Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;

– Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

– Trong thời hạn sử dụng đất;

– Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

Như vậy, ngoài điều kiện quyền sử dụng đất phải là của người lập di chúc, quyền sử dụng đất còn phải đáp ứng các điều kiện nêu trên để có thể trở thành đối tượng của di chúc.

3. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Căn cứ tại khoản 1, Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định

“1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.”.

Theo quy định pháp luật nêu trên, người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc chỉ gồm “con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng” và “con đã thành niên mà không có khả năng lao động”. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp họ đều được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Bởi nếu như họ từ chối nhận di sản theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo khoản 1, Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.

4. Tóm tắt các bước khai nhận di sản đất đai theo di chúc

Bước 1: Kiểm tra tính hợp pháp của di chúc.

Bước 2: Công chứng, chứng thực văn bản khai nhận di sản.

Bước 3: Kê khai nghĩa vụ tài chính (thuế, phí).

Bước 4: Đăng ký biến động quyền sử dụng đất.

Bước 5: Nhận kết quả.

5. Dịch vụ tư vấn pháp luật về Đất đai của Pháp lý bất động sản Bình Dương

Pháp lý bất động sản Bình Dương thuộc Luật Sư VCT là một Công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật về luật thừa kế đất đai.

Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật về luật thừa kết đất đai và các dịch vụ tư vấn khác.

Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.

Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai của Công ty Luật VCT thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: Info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.

Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật sư VCT tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.

Xem thêm: Toàn bộ điểm đáng chú ý của Luật Đất Đai 2024

Xem thêm: Tư vấn Luật Đất đai

Xem thêm: Hướng dẫn cách định giá công ty chuẩn, chính xác nhất [NEW]

Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “LUẬT THỪA KẾ ĐẤT ĐAI CÓ DI CHÚC MỚI NHẤT NĂM 2025” mà Pháp lý bất động sản Bình Dương muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *