Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không đổi bìa có được không?

Việc sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông thường liên quan đến việc cập nhật thông tin chủ sử dụng đất khi có sự thay đổi về quyền sở hữu, Vậy liệu sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng không đổi bìa có được không? Hôm nay hãy cùng Pháp lý bất động sản Bình Dương tìm hiểu quy định pháp luật nhé!

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì?

Theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người tài sản khác gắn liền với đất.

2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để làm gì?

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một giấy tờ pháp lý dùng để chứng minh ai là người sở hữu hợp pháp với đất, nhà ở hoặc tài sản gắn liền với đất và là một trong những điều kiện để thực quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng không đổi bìa có được không?
Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng không đổi bìa có được không?

3. Khi sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đổi bìa được không?

Sang tên sổ đỏ hay sang tên quyền sử dụng đất là cách để chỉ hoạt động người dân đăng ký biến động khi chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất (có đất và nhà ở hoặc các tài sản khác gắn liền với đất).

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT quy định về trường hợp đăng ký biến động được cấp sổ mới, gồm:

  • Hợp nhiều thửa đất thành một thửa đất mới; tách một thửa đất thành nhiều thửa đất mới phù hợp với quy định của pháp luật;
  • Chuyển mục đích sử dụng một phần thửa đất được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
  • Người thuê, thuê lại quyền sử dụng đất của nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
  • Trường hợp nhận chuyển quyền sử dụng một phần diện tích đất, tài sản gắn liền với đất trên Giấy chứng nhận đã cấp dưới các hình thức quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT;
  • Thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng hoặc của nhóm người cùng sở hữu, sử dụng;
  • Chứng nhận bổ sung quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận;
  • Thay đổi toàn bộ các thông tin thửa đất do đo đạc lập bản đồ địa chính;
  • Giấy chứng nhận đã cấp bị hư hỏng hoặc bị mất;
  • Các trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà trên trang 4 của Giấy chứng nhận đã cấp không còn dòng trống để xác nhận thay đổi;
  • Các trường hợp đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tùy theo trường hợp pháp luật quy định mà người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu cấp mới Giấy chứng nhận.

Đồng thời, điểm a khoản 1 Điều 18 Thông tư này cũng quy định nội dung xác nhận sự thay đổi vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

“Điều 18. Nội dung xác nhận thay đổi vào cấp Giấy chứng nhận đã cấp

Nội dung xác nhận thay đổi được ghi vào cột “Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý” trên Giấy chứng nhận trong các trường hợp như sau:

1. Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất được ghi theo quy định như sau:

a) Trường hợp chuyển quyền sử dụng toàn bộ diện tích đất, chuyển quyền sở hữu toàn bộ tài sản gắn liền với đất bằng một trong các hình thức quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 17 của Thông tư này thì lần lượt ghi: hình thức (hoặc căn cứ) chuyển quyền; tên và địa chỉ của bên nhận quyền theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này (dưới đây gọi là tên và địa chỉ của bên nhận quyền); mã hồ sơ thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo quy định về hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi là mã hồ sơ thủ tục đăng ký).”

Theo đó, việc sang tên, chuyển quyền chỉ cần có sự xác nhận thay đổi của Phòng tài nguyên môi trường huyện vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.

Ngoài ra, khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì cá nhân được cấp Giấy chứng nhận mới để đứng tên người nhận chuyển nhượng nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:

  • Người nhận chuyển nhượng không có nhu cầu cấp sổ đỏ mới nhưng tại trang 4 không còn dòng trống để xác nhận thông tin chuyển nhượng;
  • Người nhận chuyển nhượng có nhu cầu cấp sổ đỏ mới.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay thì việc sang tên sổ đỏ không nhất thiết phải đổi bìa.

Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng không đổi bìa có được không?
Sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng không đổi bìa có được không?

4. Thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ sang tên sổ đỏ

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) về hồ sơ địa chính thì người sử dụng đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như sau:

Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;

Hợp đồng tặng cho, chuyển nhượng;

Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

Văn bản của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất đồng ý chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình đã được công chứng hoặc chứng thực.

  • Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh.
  • Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

Bước 2: Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ

Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động đất đai cho Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (nơi có đất) để được giải quyết đăng ký biến động theo thẩm quyền.

Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định cho người sử dụng đất.

Bước 3: Nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ

Sau khi nhận được thông báo nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ của cơ quan thuế, người sử dụng đất thực hiện nộp tiền thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ vào ngân sách nhà nước và gửi các chứng từ nộp thuế, lệ phí trước bạ hoặc xác nhận của cơ quan thuế về việc được miễn thuế, lệ phí trước bạ cho Văn phòng đăng ký đất đai/Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi đã nộp hồ sơ đăng ký biến động.

Bước 4: Nhận kết quả thông báo

Người sử dụng đất sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được xác nhận nội dung biến động hoặc giấy chứng nhận mới trong trường hợp giấy chứng nhận cũ không còn chỗ trống để xác nhận nội dung biến động.

Trên đây là thông tin mà Pháp lý bất động sản Bình Dương cung cấp đến với quý bạn đọc. Mọi thông tin thắc mắc chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất.

Xem thêm:

1. Đất thuộc hộ gia đình khi chuyển nhượng phải được ai đồng ý?

2. Thu hồi đất khi chấm dứt hoạt động dự án đầu tư

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *