NGƯỜI THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM CÓ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT?

thôi quốc tịch
thôi quốc tịch

Câu hỏi về quyền sử dụng đất của người thôi quốc tịch Việt Nam là một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc giải đáp vấn đề này không chỉ mang ý nghĩa pháp lý mà còn có tác động thiết thực đến đời sống của những người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

1. Người thôi quốc tịch Việt Nam là gì?

Theo quy định tại Điều 26 Luật Quốc tịch 2008, thôi quốc tịch Việt Nam là một trường hợp mất quốc tịch  Việt Nam. Đồng thời, Điều 27 Luật này quy định người thôi quốc tịch Việt Nam phải có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.

Do đó, để thôi quốc tịch Việt Nam phải đáp ứng 02 điều kiện cơ bản:

  • Có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam; và
  • Nhập tịch vào quốc tịch nước ngoài.

Do đó, có thể hiểu Người thôi quốc tịch Việt Nam là người có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài và sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam.

2. Quyền sử dụng đất của người thôi quốc tịch Việt Nam

Theo quy định Điều 5 Luật Đất đai 2013 quy định về người sử dụng đất như sau:

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

  • Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);
  • Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);
  • Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
  • Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Do vậy, người đã thôi quốc tịch Việt Nam không phải là người sử dụng đất theo quy định Luật Đất đai 2013. Nên người đã thôi quốc tịch Việt Nam sẽ không có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm thôi quốc tịch.

Đối với quyền sử dụng đất của người thôi quốc tịch Việt Nam được cấp trước khi thôi quốc tịch:

Điều 664 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định quan hệ sở hữu tài sản của đối tượng người nước ngoài sẽ được điều chỉnh theo pháp luật của nước nào có tài sản. Do đó, quyền sử dụng đất của người Việt Nam khi thôi quốc tịch Việt Nam sẽ được điều chỉnh theo pháp luật của Việt Nam.

Người thôi quốc tịch Việt Nam không phải là người có quyền sử dụng đất nên không được quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định nào nói đến vấn đề hậu quả pháp lý của việc thôi quốc tịch Việt Nam thì người đó sẽ mất đi quyền sở hữu đối với tài sản nói chung và quyền sử dụng đất nói riêng. Do đó, người đã thôi quốc tịch Việt Nam nếu có quyền sử dụng đất được cấp trước khi thôi quốc tịch thì phải ủy quyền cho một cá nhân là công dân Việt Nam thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

Để tránh các rắc rối pháp lý về sau, người có ý định xin thôi quốc tịch Việt Nam nên thực hiện các quyền liên quan đến quyền sử dụng đất trước khi thôi quốc tịch Việt Nam.

thôi quốc tịch
thôi quốc tịch

3. Dịch vụ Tư vấn Luật Đất đai của Luật sư VCT

Pháp lý bất động sản Bình Dương thuộc Luật Sư VCT (Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương) là một Công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai. Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn liên quan đến đất đai và các dịch vụ tư vấn pháp lý khác.

Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.

Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn đầu tư của Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.

Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.

Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI

Xem thêm: LẤN CHIẾM HỦY HOẠI ĐẤT TRỒNG RỪNG SẼ NHƯ THẾ NÀO?

Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “NGƯỜI THÔI QUỐC TỊCH VIỆT NAM CÓ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT?” mà Luật sư VCT muốn gửi đến quý khách hàng.

Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *