Vấn đề phân chia di sản thừa kế được nhiều người quan tâm nhất hiện nay trong các gia đình. Các vấn đề liên quan đến chia di sản thừa kế như thế nào? Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế người mất để lại ra sao? Thủ tục có dễ không? Hãy cùng Luật sư VCT theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Thừa kế là gì?
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người mất cho người còn sống tài sản để lại. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc.
+ Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
+ Thừa kế theo di chúc: là thừa kế tài sản theo di chúc. Mà di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
2. Di sản thừa kế là gì?
Căn cứ theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 thì Di chúc bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản chung của người chết trong tài sản chung với người khác. Do đó, việc xác định di sản người chết để lại rất quan trọng để những người thừa kế thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với di sản đó.
3. Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có cần phải công chứng, chứng thực hay không?
Căn cứ theo khoản 1, Điều 57 Luật công chứng 2014 quy định “Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản”.
Với quy định pháp luật nêu trên, việc công chứng hay chứng thực là quyền của những người thừa kế không bắt buộc. Tuy nhiên, để việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có giá trị pháp lý cao, rõ ràng muốn cơ quan nhà nước đăng ký biến động đối với tài sản thừa kế thì phải công chứng.
4. Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Để thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có hiệu lực cần phải đáp ứng đủ điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“1.Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
- b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
- c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
- Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”.
Với quy định pháp luật nêu trên, để thỏa thuận phân chia di sản thừa kế có hiệu lực cần phải đáp ứng về mặt chủ thể, về mặt nội dung và về mặt hình thức, cụ thể:
– Chủ thể: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, hoàn toàn tự nguyện
– Nội dung: không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
– Hình thức: tùy đối tượng tài sản phân chia là gì thì hình thức được quy định cụ thể theo luật chuyên ngành.
5. Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Bước 1: Hồ sơ cần chuẩn bị
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng;
– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết…
– Dự thảo Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
– Các giấy tờ nhân thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người thừa kế;
– Các giấy tờ về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô…
Sau khi nộp đủ giấy tờ, hồ sơ, Công chứng viên sẽ xem xét, kiểm tra. Nếu đầy đủ thì sẽ tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Ngược lại nếu hồ sơ không đầy đủ thì người thừa kế sẽ được hướng dẫn và yêu cầu bổ sung. Nếu không có cơ sở giải quyết thì giải thích và từ chối tiếp nhận.
Bước 2: Niêm yết công khai
Việc niêm yết phải được tiến hành tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản với các nội dung như họ, tên người để lại di sản, người nhận thừa kế, quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế, danh mục di sản thừa kế…
Thời gian niêm yết là 15 ngày.
Bước 3: Ký công chứng và trả kết quả
Sau khi nhận được kết quả niêm yết không có khiếu nại, tố cáo, tổ chức hành nghề công chứng sẽ hướng dẫn người thừa kế ký Văn bản khai nhận di sản hoặc Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
Sau đó, Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ, hồ sơ đã nêu ở trên để kiểm tra, đối chiếu trước khi ký xác nhận vào lời chứng và từng trang của văn bản.
Khi hoàn tất hồ sơ, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng và trả lại bản chính của Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc Văn bản khai nhận di sản thừa kế cho người thừa kế.
Lưu ý:
– Phí công chứng được tính dựa trên giá trị di sản thừa kế nêu chi tiết tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC;
– Thù lao công chứng do tổ chức hành nghề công chứng và người thừa kế thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức trần thù lao do từng tỉnh quy định.
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “THỦ TỤC THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ” mà Luật sư VCT muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình DươngXem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.phaplybatdongsanbinhduong.com
- CSKH: phaplybatdongsanbinhduong@gmail.com