Trường hợp nào được yêu cầu chia thừa kế đất? Trình tự thủ tục chia thừa kế đất được thực hiện như thế nào?

Hỏi:

Ngày trước ông ngoại mất có chia cho các con mỗi người một miếng đất xây nhà nhưng không có di chúc, hiện tại miếng đất chung đó do cậu út tôi đứng tên sổ đỏ. Mà đất trong sổ đỏ hiện là đất nông nghiệp, giờ mẹ tôi muốn tách đất để đảm bảo quyền lợi cho con cháu về sau khi mẹ tôi mất đi không bị tranh chấp thì gia đình tôi phải làm thế nào?

Đáp: 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến pháp lý bất động sản Bình Dương. Trường hợp này Luật sư tư vấn đất đai xin giải đáp như sau:

Do bạn không cung cấp đủ thông tin thời gian mất của ông ngoại bạn nên bạn cần lưu ý về vấn đề Thời hiệu chưa thừa kế cũng như không có thông tin cụ thể là cậu út đứng tên trên sổ đất với tư cách gì nên bạn cần lưu ý về vấn đề người quản lý di sản như sau:

Thời hiệu chia thừa kế:

Điều 623 Bộ luật Dân sự quy định:

  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
  • Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Nếu hết thời gian nêu trên thì di sản thuộc về người đang quản lý di sản.

Bạn có thể căn cứ vào thời gian này để biết có còn thời hiệu để chia thừa kế hay không.

I.TRƯỜNG HỢP 1

Nếu còn thời hiệu, ta thực hiện chia thừa kế.

Người quản lý di sản (Điều 616 Bộ luật Dân sự 2015):

Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

Nên cậu bạn có thể đang là người quản lý di sản.

Do ông ngoại bạn mất không để lại di chúc, nên phần di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, theo đó tổng phần di sản sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

  • Thủ tục phân chia di sản thừa kế:

Bước 1. Thỏa thuận phân chia di sản

Bước đầu tiên cần làm là những người thừa kế (trong đó có mẹ bạn) thực hiện phân chia cụ thể di sản cho từng người thừa kế. Từ đó xác định được cụ thể phần di sản của mẹ bạn được hưởng (diện tích đất cụ thể);

Bước 2. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản:

  • Người thừa kế nộp một bộ hồ sơ theo hướng dẫn của phòng công chứng để thực hiện công chứng, thường là:
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất của người để lại di sản;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản;
  • CMND, sổ hộ khẩu của người thừa kế ;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản;
  • Văn bản thỏa thuận của những người thừa kế.

Bước 3. Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản:

Phòng công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trong thời hạn 15 ngày tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lai di sản.

  • Tách thửa, đăng ký quyền sử dụng đất:

Vì mẹ bạn nhận được một phần của thửa đất nên cần phải thực hiện việc tách thửa trước khi đăng ký quyền sử dụng đất.

*Thủ tục tách thửa:

Bạn có thể tham khảo thủ tục thực hiện tách thửa sau đây:

Bước 1. Chuẩn bị, nộp hồ sơ:

Hồ sơ gồm:

  1. a) Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu số 11/ĐK (kèm theo thông tư 24/2014/TT-BTNMT);
  2. b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

Nộp hồ sơ tại: Văn phòng đăng ký đất đai

Bước 2. Đợi xử lý hồ sơ

Thời gian xử lý hồ sơ:

Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai (khoản 40, điều 2 nghị định 01/2017/NĐ-CP).

Xử lý hồ sơ:

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

– Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;

– Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;

– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

–  Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách;

– Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

– Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai;

– Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

Bước 3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính:

  • Thuế thu nhập cá nhân:

Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng, mua bán nhà đất sẽ được thực hiện theo thông tư số 113/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính. Cụ thể:

  • Khi người nộp thuế kê khai đầy đủ các hóa đơn, chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, các chi phí cải tạo đất, chi phí xây dựng…thì thuế suất sẽ được tính là 25%.
  • Trong trường hợp không có hóa đơn nhưng vẫn có chứng từ chứng minh được giá mua và các chi phí liên quan thì thuế suất phải đóng là 2% theo giá chuyển nhượng tách thửa đất. Nếu hợp đồng chuyển nhượng không ghi rõ giá chuyển nhượng hoặc có giá chuyển nhượng thấp hơn so với bảng giá đất, giá tính lệ phí trước bạ của UBND cấp tỉnh đã quy định thì lệ phí sẽ tính theo bảng giá đất và lệ phí trước bạ tính theo quy định của UBND cấp tỉnh đề ra

Lưu ý: Một số trường hợp sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân, trong đó có : Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

 Lệ phí trước bạ:

Đây là khoản chi phí dùng để đăng ký quyền sở hữu hay quyền sử dụng đất khi người sử dụng muốn tách một thửa đất thành nhiều thửa khác nhau và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng thửa đất mới hình thành.

Lệ phí trước bạ = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí).

  • Lệ phí trước bạ nhà đất: Mức thu lệ phí trước bạ của nhà đất là 0,5% giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ.
  • Diện tích đất đơn vị m2.
  • Giá đất tính theo giá đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ban hành.

Trong trường hợp nhận thừa kế hoặc là quà tặng nhà đất giữa các thành viên trong gia đình với nhau thì sẽ được miễn khoản lệ phí trước bạ.

  • Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính:

Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính là khoản thu đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm hỗ trợ thêm cho chi phí đo đạc, lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ.

Mức thu: Căn cứ vào các bước công việc; yêu cầu công tác đo đạc; lập bản đồ địa chính và tùy thuộc vào vị trí; diện tích đất được giao; được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự án, nhưng mức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính tối đa không quá 1.500 đồng/m2.

  • Lệ phí thẩm định và các chi phí khác:

Lệ phí thẩm định được tính là 0,15%.

Ngoài những phí tách thửa đất trên thì người sử dụng đất còn phải đóng góp thêm một số khoản chi phí khác như: đăng ký biến động; lệ phí cấp sổ;… Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà người sử dụng đất muốn tách thửa sẽ đóng các khoản thuế; phí khác nhau.

Bước 4. Nhận kết quả

Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính thì đến Văn phòng đăng ký đất đai để nhận kết quả.

Thời gian thực hiện hồ sơ: không quá 10 ngày làm việc (không quá 20 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn).

1.3.Thủ tục đăng ký di sản thừa kế là quyền sử dụng đất:

Bước 1. Nộp hồ sơ:

Nộp 01 bộ hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai gồm:

+Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

+ Giấy xác nhận đã thực hiện việc niêm yết tại UBND xã,

+ Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu

+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ, đơn đăng ký biến động;

+Trích đo bản đồ hiện trạng đất;…

Bước 2. Đợi xử lý hồ sơ:

Văn phòng đăng ký nhà đất sau khi nhận hồ sơ sẽ có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ, làm trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính (nếu có); chỉnh lý giấy chứng nhận đã cấp hoặc thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp phải cấp mới giấy chứng nhận; Sau khi bên nhận thừa kế thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, Văn phòng đăng ký nhà đất có trách nhiệm trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà cho chủ sở hữu mới.

Bước 3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính:

  • Thuế thu nhập cá nhân:

Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng, mua bán nhà đất sẽ được thực hiện theo thông tư số 113/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính. Cụ thể:

  • Khi người nộp thuế kê khai đầy đủ các hóa đơn, chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, các chi phí cải tạo đất, chi phí xây dựng…thì thuế suất sẽ được tính là 25%.
  • Trong trường hợp không có hóa đơn nhưng vẫn có chứng từ chứng minh được giá mua và các chi phí liên quan thì thuế suất phải đóng là 2% theo giá chuyển nhượng tách thửa đất. Nếu hợp đồng chuyển nhượng không ghi rõ giá chuyển nhượng hoặc có giá chuyển nhượng thấp hơn so với bảng giá đất, giá tính lệ phí trước bạ của UBND cấp tỉnh đã quy định thì lệ phí sẽ tính theo bảng giá đất và lệ phí trước bạ tính theo quy định của UBND cấp tỉnh đề ra

Lưu ý: Một số trường hợp sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân, trong đó có : Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

 Lệ phí trước bạ:

Đây là khoản chi phí dùng để đăng ký quyền sở hữu hay quyền sử dụng đất khi người sử dụng muốn tách một thửa đất thành nhiều thửa khác nhau và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng thửa đất mới hình thành.

Lệ phí trước bạ = (Diện tích đất) x (Giá đất) x (Lệ phí).

  • Lệ phí trước bạ nhà đất: Mức thu lệ phí trước bạ của nhà đất là 0,5% giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ.
  • Diện tích đất đơn vị m2.
  • Giá đất tính theo giá đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ban hành.

Trong trường hợp nhận thừa kế hoặc là quà tặng nhà đất giữa các thành viên trong gia đình với nhau thì sẽ được miễn khoản lệ phí trước bạ.

  • Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính:

Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính là khoản thu đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được phép thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất, nhằm hỗ trợ thêm cho chi phí đo đạc, lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ.

Mức thu: Căn cứ vào các bước công việc; yêu cầu công tác đo đạc; lập bản đồ địa chính và tùy thuộc vào vị trí; diện tích đất được giao; được thuê hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng lớn hay nhỏ của từng dự án, nhưng mức thu phí đo đạc, lập bản đồ địa chính tối đa không quá 1.500 đồng/m2.

  • Lệ phí thẩm định và các chi phí khác:

Lệ phí thẩm định được tính là 0,15%.

Ngoài những phí tách thửa đất trên thì người sử dụng đất còn phải đóng góp thêm một số khoản chi phí khác như: đăng ký biến động; lệ phí cấp sổ;… Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà người sử dụng đất muốn tách thửa sẽ đóng các khoản thuế; phí khác nhau.

Bước 4. Nhận kết quả:

Đến Văn phòng đăng ký đất đai nhận kết quả.

Thời gian thực hiện hồ sơ: không quá 10 ngày làm việc (không quá 20 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn).

  1. TRƯỜNG HỢP 2

Đối với trường hợp còn lại, tức hết thời hiệu chia thừa kế thì thửa đất đó thuộc quyền sử dụng của cậu út bạn. Theo đó, mẹ bạn cần thực hiện thủ tục tách thửa và thủ tục chuyển quyền sử dụng đất (tặng cho) nếu như cậu út bạn đồng ý chia lại phần thừa kế đó cho mẹ bạn. Thực hiện như sau:

2.1. Tách thửa:

(thực hiện như mục 1.2) nhưng lưu ý hạn mức tách thửa như sau:

Đối với tỉnh Bình Dương, quyết định số 25/2017/QĐ-UBND quyết định về việc quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

Điều 3. Diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất

  1. Đất nông nghiệp:
Đơn vị hành chính Diện tích (m2)
Tại các phường 300
Tại các thị trấn 500
Tại các xã 1.000

Ngoài ra, nếu không đạt diện tích tối thiểu để tách thửa nhưng vẫn có thể được xem xét để tách thửa nếu thuộc các trường hợp cá biệt sau theo quy định tại khoản 2, điều 1, quyết định 28/2019/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương :

“Các trường hợp cá biệt có nhu cầu tách thửa nhưng không đảm bảo diện tích tối thiểu và quy định tách thửa tại Quyết định này. Giao Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng tư vấn để xem xét, giải quyết việc tách thửa và chỉ xem xét, giải quyết tách thửa 01 lần cho hộ gia đình, cá nhân, cụ thể như sau:

  1. Các trường hợp cá biệt:
  2. a) Tách thửa đất để tặng cho phục vụ việc xây dựng nhà ở.
  3. b) Tách thửa đất tại các khu tái định cư.
  4. c) Tách thửa đất để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất do hoàn cảnh gia đình khó khăn.
  5. d) Thửa đất không tiếp giáp đường nhưng có nhu cầu tách thửa để hợp thửa với thửa đất có tiếp giáp đường giao thông do Nhà nước quản lý thành thửa đất mới.
  6. đ) Thửa đất tiếp giáp mương thoát nước và mương này tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý.
  1. Hội đồng tư vấn xem xét, giải quyết tách thửa đối với các trường hợp tại Khoản 1 Điều này với điều kiện như sau:[…]
  2. c) Đối với đất nông nghiệp:

– Diện tích tối thiểu của thửa đất mới hình thành và còn lại sau khi tách thửa tại các phường: 100m2, thị trấn: 200m2, xã: 300m2.

Trường hợp quy hoạch sử dụng đất là đất ở, đất phi nông nghiệp phải đảm bảo thửa đất sau khi tách thửa phải tiếp giáp đường giao thông do Nhà nước quản lý.

  1. d) Đối với trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 2 Điều này, giao Hội đồng tư vấn xem xét, giải quyết kích thước về bề rộng và chiều sâu của thửa đất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhưng phải đảm bảo mỹ quan đô thị, việc cấp phép xây dựng, không ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp, thực hiện dự án”.

2.2. Chuyển quyền sử dụng đất:

Bước 1. Công chứng hợp đồng tặng cho

Nộp 01 bộ hồ sơ đến Phòng công chứng như sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng;

– Dự thảo hợp đồng tặng cho (các bên soạn trước); nhưng thông thường các bên ra tổ chức công chứng và đề nghị soạn thảo hợp đồng tặng cho (phải trả thêm tiền công soạn thảo và không tính vào phí công chứng).

– Bản sao giấy tờ tùy thân:

+ Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của các bên.

+ Sổ hộ khẩu.

– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng tặng cho:

+ Tùy tình trạng hôn nhân của người yêu cầu công chứng thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; quyết định ly hôn; văn bản cam kết về tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi đăng ký kết hôn.

+ Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng: Di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, hợp đồng tặng cho, văn bản cam kết về tài sản, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung.

– Văn bản cam kết của các bên tặng cho về đối tượng tặng cho là có thật

Bước 2. Chuyển quyền sử dụng đất:

  • Nộp hồ sơ. Nộp 01 bộ hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai gồm:
  • Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
  • Hợp đồng tặng cho;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Văn bản của các thành viên trong hộ gia đình sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất của hộ gia đình được công chứng hoặc chứng thực.

– Đợi xử lý hồ sơ:

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các việc sau:

Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp;

Trường hợp phải cấp giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

– Trả kết quả:

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất

Thời hạn giải quyết:  Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

——————————————–

#Phaplybatdongsanbinhduong

#Tuvanthutucdatdai

#Tuvantranhchapdatdai

#Tuvandautudatdai

Phaplybatdongsanbinhduong.com

==========================

Công ty TNHH Pháp lý bất động sản Bình Dương

Hotline: 0967567639

Kiến thức là để chia sẻ và chúng tôi định vị mình là nhà môi giới-Tư vấn bất động sản tử tế

Pháp lý bất động sản bình dương – Tháo gỡ nút thắt cho khách hàng

Luật sư tư vấn đất đai tại Bình Dương

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *