MẪU ĐƠN YÊU CẦU XÉT XỬ VẮNG MẶT VỤ ÁN DÂN SỰ

Đơn yêu cầu xét xử vắng mặt vụ án dân sự là văn bản sử dụng khi đương sự không thể tham gia phiên tòa theo giấy triệu tập. Pháp luật quy định đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu không thể tham gia phiên tòa thì cần có văn bản thể hiện lý do để Tòa án xem xét giải quyết. Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây về các lưu ý khi soạn thảo văn bản này.

Điều kiện Tòa án xét xử vắng mặt trong vụ án dân sự

Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ để xét xử vắng mặt đương sự, người tham gia tố tụng khác theo quy định của pháp luật khi có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 238 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015:

– Nguyên đơn, người đại diện hợp pháp của nguyên đơn có Đơn đề nghị xét xử vắng mặt;

– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; người đại diện hợp pháp của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có Đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt;

– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có Đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

Các vấn đề cần lưu ý khi làm Đơn yêu cầu xét xử vắng mặt

Quyền yêu cầu xét xử vắng mặt của đương sự

Căn cứ khoản 1 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Các hạn chế, bất lợi khi vắng mặt tại phiên xét xử

Theo quy định tại khoản 2 Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (BLTTDS), khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, đương sự không thể tham gia phiên tòa thì phải có đơn yêu cầu xét xử vắng mặt.

Nếu không có đơn yêu cầu Tòa án xét xử vắng mặt và cũng không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

  • Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó;
  • Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
  • Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố;
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó.

Hướng dẫn viết Đơn yêu cầu xét xử vắng mặt

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

…………(1), ngày … tháng 02 năm 2022

ĐƠN YÊU CẦU

(V/v: …………………………………………………………. (2))

Kính gửi (3): Tòa án nhân dân quận/huyện…………………., tỉnh/thành phố…………………………

Họ và tên người yêu cầu (4):………………………………………………………………………………………….

– Sinh năm                             :………………………………………………………………………………………..

– CMND/CCCD/Hộ chiếu số :………………………………………………………………………………………..

– Nơi cư trú (5)                        :………………………………………………………………………………………..

– Địa chỉ liên hệ                     :………………………………………………………………………………………..

– Điện thoại liên lạc               :………………………………………………………………………………………..

Tôi là (6)……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Nay tôi yêu cầu (7)………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Lý do (8)……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………

Vì vậy, nay bằng văn bản này, căn cứ Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tôi kính đề nghị Tòa án nhân dân ……………………………………………………………………….. xét xử vắng mặt tranh chấp nêu trên.

Xin trân trọng cảm ơn!

 

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ tên)(9)

Hướng dẫn sử dụng đơn yêu cầu xét xử vắng mặt:

(1) Địa điểm làm đơn;

(2) Ghi tóm tắt yêu cầu (Ví dụ: Đề nghị xét xử vắng mặt);

(3) Kính gửi: ghi đầy đủ Tòa án đang có thẩm quyền giải quyết vụ việc, tỉnh/thành phố nơi có Tòa án đó (Ví dụ: Kính gửi: Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh);

(4) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó;

(5) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn yêu cầu. Nếu người yêu cầu là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó

(6) Giới thiệu tư cách: Người yêu cầu nêu rõ tư cách tố tụng của mình trong vụ việc đang được Tòa án giải quyết (Là người đại diện cho nguyên đơn/người đại diện hợp pháp của bị đơn/bị đơn/nguyên đơn… trong vụ TRANH CHẤP… được Tòa án thụ lý ngày…);

(7) Nội dung yêu cầu: Người yêu cầu nêu rõ mong muốn của mình không tham gia vào phiên xét xử của Tòa án

(8) Lý do yêu cầu sao chụp: Người yêu cầu trình bày rõ lý do vắng mặt khi xét xử;

(9) Ký tên: Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người yêu cầu đó; trường hợp người yêu cầu không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn yêu cầu, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn yêu cầu.

Nếu là cơ quan tổ chức yêu cầu, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

>>Xem thêm: Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP về việc ban hành biểu mẫu trong tố tụng dân sự

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận Đơn yêu cầu xét xử vắng mặt

Tòa án là nơi xét xử và ra thông báo triệu tập đương sự (Điều 227 BLTTDS). Do đó, khi đương sự đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt thì làm đơn yêu cầu gửi đến Tòa án đang tiếp nhận xử lý tranh chấp.

Khi xác định Tòa án có thẩm quyền, cần xác định theo các bước sau:

Bước 1: Xác định thẩm quyền Tòa án theo vụ việc

Xác định các tranh chấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Bước 2: Xác định thẩm quyền Tòa án theo cấp

Xác định thẩm quyền Tòa án theo cấp là việc xác định Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh, cấp cao hay tối cao có thẩm quyền xét xử vụ án.

Đối với xét xử vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm, cần căn cứ theo Điều 35, 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để xác định.

Bước 3: Xác định thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ

Xác định thẩm quyền Tòa án theo lãnh thổ là việc xác định cụ thể Tòa án ở địa phương nào có thẩm quyền giải quyết. Ví dụ: Tòa án Nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu đính kèm Đơn yêu cầu xét xử vắng mặt

Hồ sơ đề nghị xét xử vắng mặt vụ án Dân sự

Khi gửi đơn đề nghị xét xử vắng mặt đến Tòa án, đương sự hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cần gửi kèm những tài liệu sau:

  • Bản sao giấy tờ cá nhân của đương sự/người đại diện của đương sự/người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
  • Thông báo thụ lý vụ án.

>Xem thêm: ĐỀ XUẤT ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN

Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “Đơn yêu cầu xét xử vắng mặt vụ án dân sự” mà Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào về Đơn yêu cầu xét xử vắng mặt vụ án dân sự thì quý khách có thể liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40 hoặc email: phaplybatdongsanbinhduong@gmail.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *