Hiện nay tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp phổ biến và phức tạp. Để giải quyết tranh chấp đất đai nhanh chóng, trước tiên Quý khách hàng cần xác định chính xác thẩm quyền giải quyết. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay.
Tranh chấp đất đai là gì?
Tại khoản 47 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định cụ thể về khái niệm của tranh chấp đất đai như sau: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.
Theo khái niệm trên thì tranh chấp đất đai có phạm vi rất rộng, do đó gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật khi khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Vì vậy, cần xác định tranh chấp đất đai phạm vi hẹp hơn, cụ thể theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP:
- Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
- Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tại Điều 236 Luật Đất đai 2024 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như sau:
Thứ nhất, đối với tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp hoặc một trong các bên tranh chấp có một trong các giấy tờ sau và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án giải quyết:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024.
Thứ hai, đối với tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có giấy tờ như đã nêu trên thì các bên tranh chấp được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
- Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền như sau:
- Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
- Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính hoặc khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Quyết định giải quyết của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có hiệu lực thi hành.
- Khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án
Theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Luật Đất đai 2024, quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án được tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1: Hoà giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp
Căn cứ khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024, trước khi khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp đất đai các bên tranh chấp phải thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn một số quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự số 92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án thì hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp là điều kiện khởi kiện đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện
Trường hợp hoà giải không thành, các bên tranh chấp đất đai có quyền nộp đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đến Toà án có thẩm quyền.
Bước 3: Thụ lý vụ án
Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết, Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết để làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Bước 4: Hoà giải và chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp đất đai là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
- Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
- Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
- Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
- Đưa vụ án ra xét xử.
Bước 5: Xét xử sơ thẩm
Bước 6: Xét xử phúc thẩm
Trường hợp không đồng ý với quyết định của bản án sơ thẩm, đương sự có quyền kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai
Pháp lý bất động sản Bình Dương chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai. Dịch vụ tư vấn giúp các bên phòng ngừa rủi ro pháp lý. Phạm vi tư vấn bao gồm:
- Tư vấn về tranh chấp đất đai;
- Tư vấn thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai;
- Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai;
- Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện;
- Tư vấn, hỗ trợ thu thập chứng cứ;
- Đại diện tham gia các buổi hòa giải, làm việc với các cơ quan nhà nước, tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền lợi của Quý khách hàng.
Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai và các dịch vụ tư vấn khác.
Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.
Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai của Luật sư VCT thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: Info@luatsuvct.com.Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.
Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Luật sư VCT tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI LÀ GÌ? THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI HIỆN NAY” mà Pháp lý bất động sản Bình Dương muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.
>>> Xem thêm: Hợp đồng xây dựng nhà ở cập nhật mới nhất 2025
>>> Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh sang công ty 2025
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình DươngXem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.phaplybatdongsanbinhduong.com
- CSKH: phaplybatdongsanbinhduong@gmail.com