Hiện nay tranh chấp đất đai xảy ra rất phổ biến và tranh chấp các vấn đề nhỏ đến lớn đều có thể xảy ra. Trong thực tế việc tranh chấp thửa đất các mốc, ranh là rất phổ biến. Vậy khi xảy ra thì giải quyết như thế nào? Làm sao là tốt nhất? Trong bài viết này, Luật sư VCT sẽ tập trung vào một số rủi ro pháp lý thường gặp trong quá trình giải quyết tranh chấp ranh giới thửa đất.
1. Khái niệm ranh giới thửa đất
Theo quy định tại khoản 1 Điều 175 Bộ Luật dân sự 2015, ranh giới giữa các thửa đất bên cạnh được xác định bằng thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà còn được xác định thông qua tập quán địa phương hay quá trình sử dụng đất từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Việc xác định ranh giới thửa đất cũng được thể hiện trong bản đồ địa chính của địa phương, cụ thể là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường. Đây cũng là cấp hành chính có thẩm quyền xác định ranh giới thửa đất theo bản đồ.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới thửa đất
Căn cứ theo quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp ranh giới thửa đất thuộc về những cơ quan sau:
(i) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải tại cơ sở
(ii) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền đối với trường hợp đương sự không có các giấy tờ liên quan đến đất đai. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền đối với tranh chấp mà một bên là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các trường hợp tranh chấp giữa các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thì thuộc thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban cấp huyện.
(iii) Tòa án nhân dân nếu đương sự nộp đơn khởi kiện
Vậy có thể thấy thông thường chúng ta dễ nhất có thể làm là ra hòa giải cơ sở tại UBND xã, phường để có thể hòa giải và nếu không hòa giải được thì chúng ta có thể khởi kiện ra tòa để đòi quyền lợi của mình.
3. Tình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới thửa đất
Trong trường hợp có tranh chấp về ranh giới, các chủ sử dụng đất có thể hòa giải tự nguyện bằng cách tự thỏa thuận với nhau. Nếu các bên tranh chấp không thể tự hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản để hòa giải theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai phải qua hòa giải tại cơ quan hành chính địa phương.
Sau khi nhận được đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc cấp xã, tổ chức thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội khác tổ chức việc hòa giải tranh chấp thửa đất tại địa phương. Việc hòa giải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Đồng thời, việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã, được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất tranh chấp.
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau. Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đối với trường hợp hòa giải không thành, đồng thời các bên đều có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì tranh chấp sẽ được giải quyết bằng cách đưa ra Tòa án nhân dân theo khoản 1 Điều 203 Luật đất đai 2013.
4. Hồ sơ khởi kiện tranh chấp thửa đất
Việc khởi kiện để giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó:
(i) Nội dung đơn khởi kiện phải có các nội dung chính theo điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
(ii) Các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm, trong trường hợp này là các tài liệu sau:
– Các giấy tờ chứng minh về nhân thân (Sổ hộ khẩu, CMND/CCCD)
– Biên bản hòa giải không thành tại Uỷ ban nhân dân cấp xã
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/ sổ đỏ/ sổ hồng (nếu có)
– Các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (nếu có)
– Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu khởi kiện: Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp,…
Hi vọng với thông tin này Pháp lý Bất Động Sản Bình Dương có thể giải đáp các thắc mắc và phần nào cung cấp những thông tin về đất đai mà bạn quan tâm. Mọi thông tin cần tư vấn liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có thể hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn
Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình DươngXem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.phaplybatdongsanbinhduong.com
- CSKH: phaplybatdongsanbinhduong@gmail.com