NHÀ, ĐẤT ĐANG TRANH CHẤP CÓ ĐƯỢC SỬA CHỮA KHÔNG ?

Hiện nay tại một số địa phương rất nhiều gia đình vì lý do nhà đất xây dựng đã lâu mà xuống cấp nghiêm trọng nhưng lại vướng mắc tranh chấp. Nhưng vì nhu cầu cần thiết phải sửa chữa để có thể ở thì phải sửa chữa. Vậy câu hỏi đặt ra là có được sửa chữa khi đang tranh chấp hay không hãy cùng Pháp Lý Bất Động Sản Bình Dương tìm hiểu.

1. Đất đang có tranh chấp là gì?

Đất đang có tranh chấp được hiểu là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp thửa đất đó với cá nhân, tổ chức khác, với Nhà nước hoặc giữa những người sử dụng chung diện tích đất đó với nhau đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất… Đất đang có tranh chấp cũng có thể hiểu là đất tranh chấp giữa hai cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.

Pháp luật đất đai hiện hành không quy định như thế nào là đất đang tranh chấp mà chỉ định nghĩa “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai’’ (Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013).

Như vậy, có thể hiểu tranh chấp đất đai rất đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Đó có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hay tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính, mục đích sử dụng đất…

2.  Nhà đang tranh chấp có được sửa chữa không?

Hành vi xây dựng thêm hoặc sửa chữa nhà sẽ bị cấm trong trường hợp đất đang tranh chấp và đã có đơn khởi kiện lên Tòa án, đang trong quá trình giải quyết mà một trong các bên tranh chấp tiến hành xây dựng hoặc sửa chữa nhà thì bên còn lại có thể yêu cầu Tòa án áp dụng “biện pháp khẩn cấp kịp thời” theo như quy định tại Điều 122 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau: 

Điều 122. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp

Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.”

Đất đang tranh chấp và đang trong quá trình giải quyết, chưa xác định được chủ sở hữu, nếu tiến hành sửa chữa nhà trên đất đang tranh chấp thì đó là căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang xây dựng thêm làm thay đổi hiện trạng tài sản đó và bên còn lại có thể yêu cầu Tòa án áp dụng “biện pháp khẩn cấp kịp thời”, khi Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì chính quyền sẽ không cho phép xây dựng và sửa chữa trên đất.

3. Quy định về xử lý vi phạm đất đang tranh chấp.

Nếu bạn vi phạm thì tòa án sẽ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm ngăn chặn hành vi này tiếp tục xảy ra nếu bên tranh chấp còn lại có yêu cầu. Theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, như sau:

“Điều 114. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

  1. Kê biên tài sản đang tranh chấp.
  2. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
  3. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp….”

Do đó, bạn sẽ không được sửa chữa nhà đang bị tranh chấp, nếu có quyết định của tòa cấm thay đổi hiện trạng ban đầu theo yêu cầu của bên tranh chấp. Tuy nhiên, bạn vẫn được sửa chữa nếu thoả thuận với bên tranh chấp còn lại đồng ý để bạn sửa và không có yêu cầu gì. Bên cạnh đó, sau khi tòa giải quyết bạn sẽ không được bồi thường khoản tiền đã sửa chữa trong thời gian xảy ra tranh chấp. Nên bạn cần lưu ý để tránh mất tiền oan.

Nếu người nhà bạn gặp trường hợp như trên Cần luật sư hay chuyên gia tư vấn hãy liên hệ Pháp lý bất động sản Bình Dương để được tư vấn và đưa ra hướng giải quyết một cách cụ thể và nhanh chóng nhất.

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *