Đứng tên nhà đất sổ đỏ luôn được người dân quan tâm nhất là sau khi kết hôn, vợ chồng thường đứng tên chung trên sổ đỏ, tuy nhiên, cũng có những trường hợp mong muốn được đứng tên một mình trên sổ trong thời kỳ hôn nhân.
1. Quy định pháp luật về việc đứng tên sổ đỏ của vợ chồng
Căn cứ theo khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.”
Đây là quy định mới nhất về việc đứng tên trên sổ đỏ.
Tuy nhiên, trước đây, các quy định của pháp luật đất đai chưa ghi nhận nội dung này, nên nhiều trường hợp sổ đỏ chỉ đứng tên một người. Đối với những trường hợp này, nhà đất đó vẫn được xác định là tài sản chung của cả 2 vợ chồng nếu nhà, đất đó được tạo lập sau khi đăng ký kết hôn, mà không phải do vợ hoặc do chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc mua, nhận chuyển nhượng bằng tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
Xem thêm: Luật sư Uy tín tại giải đáp pháp lý nhanh chóng
2. Đã kết hôn, có được đứng tên sổ đỏ một mình?
Như đã phân tích ở trên, bắt buộc phải ghi cả họ và tên của vợ chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận khác. Nên trong thời kỳ hôn nhân, nếu muốn đứng tên trên sổ đỏ một mình thì cần có thỏa thuận của vợ chồng bằng văn bản.
Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp: Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.
Vì vậy, trong thời kỳ hôn nhân vợ hoặc chồng vẫn được đứng tên một mình trên sổ đỏ trong các trường hợp sau:
– Thứ nhất, vợ hoặc chồng được nhận thừa kế riêng là nhà, đất. Khi đó, Người thừa kế là vợ hoặc chồng sẽ đứng tên nhà đất một mình.
Ví dụ: người vợ sau khi kết hôn được cha mẹ để lại thừa kế cho riêng, thì tài sản đó vẫn là tài sản riêng của người vợ và người vợ được đứng tên một mình trên giấy tờ sở hữu.
– Thứ hai, vợ hoặc chồng được tặng cho riêng nhà đất, thì họ cũng đứng tên một mình trên sổ đỏ.
– Thứ ba, vợ hoặc chồng mua nhà đất bằng tài sản riêng của mình thì cũng đứng tên trên sổ đỏ một mình.
– Thứ tư, trước khi kết hôn, hai bên có thỏa thuận về tài sản riêng của vợ, chồng sau khi kết hôn, và thỏa thuận này được công chứng hoặc chứng thực, thì tài sản phát sinh sau khi đăng ký kết hôn thuộc sở hữu của từng người theo nội dung đã thỏa thuận và khi đó, sổ đỏ cũng sẽ đứng tên 1 người.
– Thứ năm, vợ chồng thỏa thuận với nhau về việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân, theo đó, vợ chồng có thể thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung và nếu tải sản đó là nhà, đất, thì thỏa thuận này phải được công chứng, khi đó, nhà đất được chia là tài sản riêng theo thỏa thuận.
3. Hồ sơ thực hiện thủ tục đứng tên sổ đỏ một mình
Thủ tục để đứng tên sổ đỏ một mình vẫn thực hiện theo trình tự bình thường, tuy nhiên, hồ sơ nộp để cấp sổ đỏ đứng tên một người thì cần phải cung cấp các giấy tờ tương ứng với từng trường hợp đề cập ở mục 2. Cụ thể, thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Theo đó, hồ sơ phải nộp để đứng tên sổ sổ một mình, thì ngoài bộ hồ sơ như xin cấp sổ lần đầu hoặc đăng ký biến động, cần phải cung cấp một trong các giấy tờ sau:
- Văn bản khai nhận, phân chia di sản thừa kế nếu bạn được thừa kế riêng.
- Hợp đồng tặng cho nhà đất, nếu bạn được tặng cho riêng.
- Chứng từ chứng minh bạn nhận chuyển nhượng nhà đất bằng tài sản riêng của bạn.
- Bản Thỏa thuận công chứng về việc xác lập chế độ tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn.
- Bản thỏa thuận công chứng về việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân.
Bước 2: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ, bạn Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Hồ sơ hợp lệ thì sẽ được cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ ghi ngày hẹn trả kết quả.
Bước 3: Nộp các khoản tiền theo thông báo như: Lệ phí cấp Giấy chứng nhận, tiền sử dụng đất (nếu có), lệ phí trước bạ,…
Bước 4: Đến ngày hẹn ghi trên phiếu tiếp nhận, đến Văn phòng đăng ký đất đai đã nộp hồ sơ, nộp lại biên lai đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính và nhận Giấy chứng nhận.
Lưu ý: Trong khi làm việc với cơ quan chức năng có thẩm quyền; hồ sơ sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng và yêu cầu bổ sung thêm tùy thuộc từng trường hợp yêu cầu đứng tên sổ đỏ 1 mình. Lệ phí sẽ phụ thuộc vào quy định của từng địa phương (sẽ có sự chênh lệch đáng kể giữa các nơi).
Trên đây là những tư vấn của Pháp lý bất động sản Bình Dương tư vấn với bạn mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ chúng tôi để giải đáp một cách chính xác nhất
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình DươngXem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.phaplybatdongsanbinhduong.com
- CSKH: phaplybatdongsanbinhduong@gmail.com