DI DỜI NHÀ Ở CÔNG TRÌNH SANG NƠI KHÁC CÓ PHẢI XIN PHÉP HAY KHÔNG?

Hiện nay khi tiến hành di dời công trình nhà ở sang nơi khác chắc hẳn nhiều người thắc mắc liệu có phải xin phép không? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Pháp lý bất động sản Bình Dương tìm hiểu pháp luật có quy định khi di dời công trình nhà ở sang nơi khác có phải xin phép hay không?

1. Di dời công trình nhà ở sang nơi khác có phải xin phép hay không?

Căn cứ Điều 117 Luật Xây dựng 2014 thì pháp luật quy định về di dời công trình xây dựng như sau:

“Điều 117. Di dời công trình xây dựng

1. Việc di dời công trình xây dựng từ vị trí này đến vị trí khác phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, bảo đảm chất lượng, an toàn công trình, không làm ảnh hưởng đến công trình lân cận và bảo đảm giữ nguyên kiến trúc đối với công trình có yêu cầu cần phải bảo tồn.

2. Khi di dời công trình xây dựng, chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu công trình phải có giấy phép di dời công trình xây dựng.

3. Nhà thầu thực hiện di dời công trình xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, an toàn đối với công trình được di dời và các công trình lân cận, bảo vệ môi trường.”

Như vậy, pháp luật đã quy định rõ khi di dời công trình là nhà ở thì chủ đầu tư hoặc chủ sở hữu nhà phải có giấy phép di dời công trình xây dựng. Việc pháp luật quy định như vậy sẽ đảm bảo phần nào thực thi được tiêu chí phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, bảo đảm chất lượng, an toàn công trình, không làm ảnh hưởng đến công trình lân cận và bảo đảm giữ nguyên kiến trúc đối với công trình có yêu cầu cần phải bảo tồn.

Di dời công trình nhà ở sang nơi khác có phải xin phép hay không?
Di dời công trình nhà ở sang nơi khác có phải xin phép hay không?

2. Để di dời công trình hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cần những giấy tờ gì?

Theo Điều 97 Luật Xây dựng 2014 và Điều 48 Nghị định 15/2021/NĐ-CP thì thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình gồm:

– Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình (Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP).

– Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình theo quy định của pháp luật (các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng có thể tham khảo tại Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP).

– Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời, gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực chính; bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời tới; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời đến.

– Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện.

– Phương án di dời do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện gồm:

(i). phần thuyết minh về hiện trạng công trình và khu vực công trình sẽ được di dời đến; giải pháp di dời, phương án bố trí sử dụng phương tiện, thiết bị, nhân lực; giải pháp bảo đảm an toàn cho công trình, người, máy móc, thiết bị và công trình lân cận; bảo đảm vệ sinh môi trường; tiến độ di dời; tổ chức, cá nhân thực hiện di dời công trình;

(ii). phần bản vẽ biện pháp thi công di dời công trình.

Xem thêm:

1. Nhà, đất đang tranh chấp có được sửa chữa không?

2. Tặng cho đất sổ hộ gia đình có cần các thành viên hộ đồng ý hay không?

3. Trình tự thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng di dời công trình được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 102, Điều 103 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 36, khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và Điều 54 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn trình tự, nội dung xem xét cấp giấy phép xây dựng như sau:

Bước 1: Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép di dời công trình cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng;

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép di dời công trình; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định;

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định để gửi văn bản lấy ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về những lĩnh vực liên quan đến công trình xây dựng theo quy định của pháp luật;

Bước 5: Các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép di dời công trình;

Bước 6: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép di dời công trình. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực địa. Khi thẩm định hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng theo quy định hoặc không đúng với thực tế để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Trường hợp hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo. Trường hợp việc bổ sung hồ sơ vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép;

Di dời công trình nhà ở sang nơi khác có phải xin phép hay không?
Di dời công trình nhà ở sang nơi khác có phải xin phép hay không?

4. Thời hạn giải quyết thủ tục cấp giấy phép di dời công trình cho công trình

– Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngày nhận được hồ sơ, các cơ quan quản lý nhà nước được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình. Sau thời hạn trên, nếu các cơ quan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp giấy phép xây dựng;

– Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian 20 ngày đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng công trình, bao gồm cả giấy phép xây dựng có thời hạn, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời.

Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này. Thời gian cấp giấy phép xây dựng đối với công trình quảng cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

Trên đây là những thông tin về việc khi di dời công trình nhà ở sang nơi khác có phải xin phép hay không của pháp lý bất động sản Bình Dương gửi đến bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc khó khăn nào đang vướng mắc, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *