Hỏi:
Chào pháp lý Bất động sản Bình Dương, tôi là Vân Anh. Hiện tại, tôi đang sinh sống ổn định và làm việc tại Hoa Kỳ. Năm 2018, tôi đã được nhập Quốc tịch Hoa Kỳ. Tôi có vấn đề pháp lý liên quan đến thừa kế bất động sản tại Việt Nam và mong Pháp lý bất động sản Bình Dương giải đáp giúp.
Tôi sinh ra và lớn lên tại Thủ Dầu Một, Bình Dương. Năm 2000, tôi đi du học tại Hoa kỳ và sinh sống cho đến nay. Ba, mẹ của tôi đều đã mất, gia đình tôi có 3 chị, em (Tôi và em gái đang sống tại Hoa Kỳ còn 1 em trai thì đang ở Việt Nam). Trước khi ba mẹ tôi mất, có để lại di chúc là nhà và quyền sử dụng đất cho 3 chị, em tôi mỗi người 02 sổ đất và 01 căn hộ chung cư.
Pháp lý bất động sản Bình Dương cho tôi hỏi là tôi có thể được nhận thừa kế và đứng tên trên căn hộ chung cư và 02 sổ đất mà ba, mẹ tôi đã để lại di chúc hay không?
Xin chân thành cám ơn.
Giải đáp:
Chào chị Vân Anh, cám ơn chị đã gửi câu hỏi đến pháp lý bất động sản Bình Dương. Đối với trường hợp của chị, căn cứ vào quy định của pháp luật Việt Nam, chúng tôi xin giải đáp như sau.
Căn cứ quy định tại khoản 3,4, Điều 3, Luật Quốc tịch 2008 (Sửa đổi bổ sung năm 2014) quy định:
“3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.”
Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên thì chị là người Việt Nam được định cư ở nước ngoài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu, đứng tên sử dụng quyền sử dụng đất khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Đáp ứng điều kiện về đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 7 Luật nhà ở năm 2014,sửa đổi năm 2019, 2020). Theo khoản 2, Điều 7 Luật nhà ở này thì người việt nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Thứ hai: Phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam (khoản 1, Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019,2020)
Thứ ba: Có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản, mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản; mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật (điểm b, khoản 2, Điều 8, Luật nhà ở năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019, 2020)
Căn cứ theo điểm đ, khoản 1, Điều 169, Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) quy định. “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở”
Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam (Khoản 1, Diều 186, Luật đất đai 2013, sửa đổi bổ sung năm 2018)
===> Căn cứ vào quy định của Pháp luật và thông tin mà chị Vân Anh cung cấp thì chúng tôi chưa thể khẳng định được là chị Vân Anh có được khai nhận thừa kế và đứng tên trên căn hộ chung cư và 02 quyền sử dụng đất hay không, bởi vì:
Như thông tin mà chị cung cấp, chúng tôi chưa biết là chị có được phép nhập cảnh vào Việt Nam hay không và chị đã có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 8, Luật nhà ở 2014, sửa đổi bổ sung năm 2019, 2020 hay chưa.
Vì vậy chúng tôi chia ra làm 2 trường hợp để tư vấn cho chị như sau:
Trường hợp 1: Đáp ứng đầy đủ điều kiện về chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, được phép nhập cảnh vào Việt Nam, đã có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam thì chị được kê khai nhận thừa kế và được đứng tên trên căn hộ chung cư và Quyền sử dụng đất mà ba, mẹ chị đã để lại di chúc cho chị.
Trường hợp 2: Không được phép nhập cảnh vào Việt Nam, chưa có nhà ở hợp pháp tại Việt Nam thì chị chỉ được kê khai thừa kế và hưởng giá trị của tài sản thừa kế chứ không được quyền đứng tên sử dụng nhà hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. (Thủ tục khai nhận và hưởng di sản thực hiên theo quy định tại khoản 3, Điều 186, Luật đất đai 2013, sửa đổi bổ sung năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành).
Lưu ý: Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, được phép nhập cảnh vào Việt Nam nhưng chưa có nhà ở hợp pháp và muốn đứng tên trên tài sản thừa kế mà người thân để lại làm kỹ niệm thì có thể tìm cách mua nhà tại Việt Nam bằng các hình thức đầu tư, góp vốn…theo quy định của Luật nhà ở trước khi làm thủ tục khai nhận thừa kế.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Pháp lý bất động sản bình dương đối với trường hợp của bạn. Đây là ý kiến tư vấn mang tính chất tham khảo, mong rằng sẽ giúp ích được bạn. Xin cám ơn.
Quý khách còn vướng mắc về thủ tục đất đai xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua số điện thoại: 0967.567.639 để gặp Luật Sư chuyên tư vấn đất đai hoặc có thể đặt câu hỏi tại dịch vụ tư vấn đất đai tại đây:
>> Đặt câu hỏi tại đây: https://phaplybatdongsanbinhduong.com/hoi-dap-tu-van-luat/
Công ty TNHH Pháp lý bất động sản Bình Dương
Hotline: 0967567639
Kiến thức là để chia sẻ và chúng tôi định vị mình là nhà môi giới-Tư vấn bất động sản tử tế
Pháp lý bất động sản bình dương – Tháo gỡ nút thắt cho khách hàng
Luật sư tư vấn đất đai tại Bình Dương
Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình DươngXem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.phaplybatdongsanbinhduong.com
- CSKH: phaplybatdongsanbinhduong@gmail.com