HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG NHÀ Ở CẬP NHẬT MỚI NHẤT 2025

Hợp đồng xây dựng nhà ở là văn bản pháp lý quan trọng, điều chỉnh mối quan hệ giữa chủ đầu tư và nhà thầu. Việc soạn thảo và ký kết hợp đồng đúng quy định đảm bảo tính pháp lý, hạn chế rủi ro và tranh chấp phát sinh. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin pháp lý về hợp đồng xây dựng nhà ở, giúp Quý khách hàng hiểu rõ các quy định cần tuân thủ.

Nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng nhà ở

Để bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng xây dựng nhà ở khi tiến hành ký kết và thực hiện hợp đồng cần tuân thủ các nguyên tắc quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 138 Luật Xây dựng 2014, cụ thể:

Thứ nhất, nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:

  • Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
  • Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
  • Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
  • Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Thứ hai, nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:

  • Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
  • Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
  • Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

Nội dung hợp đồng xây dựng nhà ở

Hợp đồng xây dựng nhà ở phải đảm bảo các nội dung chính sau:

  1. Thông tin các bên: Hợp đồng cần ghi rõ thông tin đầy đủ của các bên liên quan, bao gồm bên chủ đầu tư và nhà thầu. Những thông tin quan trọng cần có gồm: họ tên/tên doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế (nếu có), và thông tin về người đại diện pháp lý.
  2. Nội dung và khối lượng công việc: Điều khoản này mô tả chi tiết các hạng mục công việc mà nhà thầu phải thực hiện. Nội dung có thể bao gồm việc cung cấp vật tư, thi công xây dựng, lắp đặt hệ thống điện, nước, cũng như các công đoạn hoàn thiện công trình. Việc mô tả rõ ràng sẽ giúp các bên tránh những tranh chấp về trách nhiệm sau này.
  3. Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng: Hợp đồng xây dựng nhà ở cần quy định cụ thể thời điểm khởi công và thời điểm hoàn thành nhà ở. Trong một số trường hợp, tiến độ thi công có thể được chia thành từng giai đoạn với các mốc thời gian cụ thể. Ngoài ra, điều khoản này cũng cần đề cập đến các biện pháp xử lý khi có sự chậm trễ trong quá trình thi công, bao gồm chế tài phạt và bồi thường thiệt hại (nếu có).
  4. Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán hợp đồng xây dựng: Điều khoản này quy định tổng giá trị hợp đồng, khoản tiền ứng trước cho nhà thầu cùng với phương thức thanh toán. Thông thường, khoản thanh toán được chia thành nhiều đợt theo tiến độ thi công. Các khoản phí phát sinh ngoài hợp đồng cũng cần được làm rõ. Hình thức thanh toán có thể là chuyển khoản ngân hàng, tiền mặt hoặc phương thức khác theo thỏa thuận giữa hai bên.
  5. Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao: Nhà thầu phải cam kết sử dụng vật liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định. Các thông số kỹ thuật của công trình cần được đề cập rõ ràng, có thể tham chiếu theo tiêu chuẩn xây dựng trong nước hoặc quốc tế. Đây sẽ là cơ sở để nghiệm thu công trình sau khi hoàn thành.
  6. Bảo hành nhà ở: Sau khi hoàn thành và bàn giao, nhà ở sẽ được bảo hành trong khoảng thời gian do các bên thỏa thuận. Trong thời gian bảo hành, nhà thầu chịu trách nhiệm sửa chữa, khắc phục các lỗi do sai sót kỹ thuật hoặc không đạt tiêu chuẩn chất lượng như cam kết ban đầu.
  7. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng: Liệt kê chi tiết quyền và nghĩa vụ của các bên, giúp các bên hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng nhà ở. Nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh tranh chấp do không rõ ràng trong trách nhiệm.
  8. Giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, các bên có thể thương lượng để tìm hướng giải quyết phù hợp. Nếu không đạt được thỏa thuận, các phương án giải quyết khác có thể bao gồm hòa giải, trọng tài thương mại hoặc đưa vụ việc ra tòa án theo quy định pháp luật.

Việc quy định rõ ràng từng điều khoản giúp hợp đồng có tính pháp lý chặt chẽ, bảo vệ quyền lợi của cả hai bên và hạn chế tranh chấp.

Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng nhà ở

Trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng nhà ở có thể xảy ra tranh chấp do chậm tiến độ, sai phạm chất lượng, thanh toán chậm, hoặc vi phạm hợp đồng. Khi giải quyết các tranh chấp, các bên phải tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác. Quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng nhà ở được tiến hành theo trình tự sau:

Thứ nhất, thương lượng: Hai bên có thể tự đàm phán để tìm giải pháp phù hợp.

Thứ hai, hòa giải, trọng tài thương mại hoặc tòa án

  • Hoà giải: Trường hợp các bên không thể tự thương lượng được có thể tiến hành hòa giải, khi đó hòa giải viên sẽ hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận;
  • Trọng tài thương mại: Nếu không đạt thỏa thuận, tranh chấp có thể đưa ra trọng tài để giải quyết nhanh chóng, ít tốn kém. Lưu ý phương thức giải tranh chấp hợp đồng xây dựng nhà thông qua trọng tài thương mại được sử dụng khi các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
  • Tòa án: Khi tranh chấp nghiêm trọng, các bên có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền. Khi đó, hợp đồng sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền lợi.

Dịch vụ tư vấn hợp đồng xây dựng nhà ở

Pháp lý bất động sản Bình Dương cung cấp dịch vụ tư vấn toàn diện về hợp đồng xây dựng nhà ở. Dịch vụ tư vấn giúp các bên phòng ngừa rủi ro pháp lý. Phạm vi tư vấn bao gồm:

  • Tư vấn quy định về hợp đồng xây dựng nhà ở;
  • Hỗ trợ soạn thảo và rà soát hợp đồng xây dựng nhà ở;
  • Tư vấn hướng xử lý khi xảy ra tranh chấp hợp đồng xây dựng nhà ở;
  • Đại diện khách hàng tham gia tố tụng tại tòa án hoặc trọng tài.

Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn hợp đồng xây dựng nhà ở và các dịch vụ tư vấn khác.

Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.

Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai của Luật sư VCT thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: Info@luatsuvct.com.Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.

Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Luật sư VCT tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.

Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG NHÀ Ở CẬP NHẬT MỚI NHẤT 2025” mà Pháp lý bất động sản Bình Dương muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.

>>> Xem thêm: Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các quy định và cách tra cứu cần biết

>>> Xem thêm: Thủ tục chuyển đổi hộ kinh doanh sang công ty 2025

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *