NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI MUỐN ỦY QUYỀN CHO NGƯỜI KHÁC BÁN NHÀ CÓ ĐƯỢC KHÔNG
Tôi là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài muốn bán nhà ở tại Việt Nam nhưng không về Việt Nam được mà muốn ủy quyền cho người khác ở Việt Nam bán nhà thì làm thế nào?. Giấy tờ cần thiết để làm thủ tục công chứng hợp đồng bán nhà đó?
Xin chào bạn, rất cảm ơn vì câu hỏi bạn gửi đến cho chúng tôi. Với câu hỏi nêu trên Pháp Lý Bất Động sản Bình Dương xin phép được trả lời đến câu hỏi của bạn như sau.
Trả lời: Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Luật nhà ở năm 2014 quy định về các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm “ người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Đồng thời theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 Luật nhà ở năm 2014 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở và người sử dụng nhà ở quy định như sau:
Đối với chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì có các quyền sau: “ Bán, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua, tặng cho, đổi, để thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; trường hợp tặng cho, để thừa kế nhà ở cho các đối tượng không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các đối tượng này chỉ được hưởng giá trị của nhà ở đó”.
Căn cứ vào quy định này thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam có quyền chuyển nhượng nhà ở đó cho các đối tượng cũng thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Điều 195 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu như sau: “ Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật”.
Theo quy định này thì người nhận ủy quyền có thể đại diện thay cho người ủy quyền để thực hiện thủ tục bán căn nhà đó ở tại Việt Nam theo nội dung đã ủy quyền.
Trường hợp, nếu không về được Việt Nam để làm thủ tục chuyển nhượng nhà ở thì có thể ủy quyền cho người khác ở tại Việt Nam đại diện thay cho mình để làm thủ tục chuyển nhượng nhà ở đó. Việc ủy quyền bán nhà phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.
Để văn bản ủy quyền có giá trị pháp lý, người ủy quyền có thể lựa chọn một trong hai hình thức: Công chứng văn bản ủy quyền (công chứng cả chữ ký và nội dung hợp đồng không trái đạo đức, không trái pháp luật) hoặc chứng thực chữ ký trong hợp đồng ủy quyền ủy quyền (chứng thực chỉ xác nhận chữ ký do đúng người ký, không bảo đảm về nội dung).
Tại một trong các Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. Thẩm quyền chứng thực, công chứng văn bản ủy quyền của các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại như sau:
– Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản thuộc về phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản ủy quyền. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
Công chứng hợp đồng ủy quyền
– Theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Luật các cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài năm 2017 thì cơ quan đại diện nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có nhiệm vụ thực hiện công chứng, chứng thực phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quốc gia tiếp nhận là thành viên; tiếp nhận, bảo quản giấy tờ, tài liệu và đồ vật có giá trị của công dân, pháp nhân Việt Nam khi có yêu cầu và không trái với pháp luật của quốc gia tiếp nhận.
Tại khoản 2 Điều 55 Luật Công chứng 2014 quy định: “Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền”.
=> Trong trường hợp này, người ủy quyền ở nước ngoài không về Việt Nam được, nên Hợp đồng ủy quyền này “cần phải được công chứng tại hai nơi khác nhau”. Người ủy quyền có thể ra Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài ( bao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế) thông thường sẽ là Đại sứ quán của Việt Nam ở tại nước đó để công chứng hợp đồng ủy quyền bên nước ngoài trước theo Khoản 1 Điều 78 Luật Công chứng 2014 quy định việc công chứng của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.
Thành phần Hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng ủy quyền
Hồ sơ bao gồm người yêu cầu công chứng Hợp đồng ủy quyền cần xuất trình các giấy tờ kèm theo :
- Văn bản đề nghị công chứng, kèm theo 01 bản sao để lưu hồ sơ;
- 01 bản sao hộ chiếu;
- 01 bản sao giấy phép cư trú tại nước sở tại (trường hợp giấy phép cư trú dán trong hộ chiếu thì chụp trang hộ chiếu liên quan; trường hợp giấy phép cư trú là thẻ nhựa thì chụp thẻ nhựa);
- 01 bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
- 01 bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có;
- Lệ phí.
* Hướng dẫn cách điền Hợp đồng ủy quyền:
– Hợp đồng ủy quyền cần điền đầy đủ, rõ ràng, chính xác, bằng tiếng Việt Nam, các nội dung theo yêu cầu. Không được gạch xóa, viết bằng hai nét chữ hoặc hai loại màu mực viết khác nhau.
- Nếu không có thù lao thì ghi Hợp đồng ủy quyền không có thù lao.
- Về thời hạn ủy quyền có thể ghi cụ thể thời gian ủy quyền, hoặc ghi Hợp đồng ủy quyền có thời hạn kể từ ngày ký cho đến khi hoàn tất việc ủy quyền.
- Lệ phí.
Sau đó gửi về Việt Nam để người nhận ủy quyền ở Việt Nam tiếp tục mang hợp đồng ủy quyền này đến tổ chức hành nghề công chứng ở Việt Nam để được công chứng một lần nữa. Sau khi đã hoàn thành thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền theo đúng quy định thì người nhận ủy quyền có thể tiến hành thủ tục công chứng chuyển nhượng căn nhà đó theo đúng quy định.
Giấy tờ cần thiết để làm thủ tục công chứng bán nhà đó gồm:
– Hợp đồng ủy quyền
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở muốn chuyển nhượng, bản sao các giấy tờ tùy thân và các giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng ủy quyền;
– Căn cước công dân
– Các giấy tờ tùy thân của bên mua như:
Căn cước công dân; Đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn). Nếu đã đăng ký kết hôn nhưng chỉ muốn một người đứng tên thì phải có văn bản thỏa thuận về việc cam kết đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng (có căn cứ để chứng minh được đó là tài sản riêng của vợ hoặc chồng), còn trường hợp nếu chưa kết hôn thì phải có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Như vậy, dựa vào các quy định trên vợ bạn hoàn toàn có thể ủy quyền cho cá nhân khác để thực hiện việc mua bán nhà ở nếu cần thiết và nếu như cần tư vấn giải đáp thêm Pháp lý Bất Động Sản Bình Dương luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn, mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Pháp lý Bất Động Sản Bình Dương
================
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn: PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG
– Giải đáp trong việc thực hiện các thủ tục, hồ sơ,….
– Tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp
– Thực hiện hồ sơ tố tụng,..
– Đại diện uỷ quyền,..
– Tư vấn pháp luật về quản lý và xử lý nợ
Địa chỉ: Văn Phòng:
530 Nguyễn Văn Trỗi, Phường Phú Lợi, Thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh
Bình Dương
YOUTUBE: https://www.youtube.com/@luatsuvct/featured
Fanpage: https://www.facebook.com/congtyluatvct
Website: http://www.luatsuvct.com/
YOUTUBE: https://www.youtube.com/@luatsuvct/featured
Email: LuatsuVCT@gmail.com
Hotline: 0971.174.040 -0939.296.588
Di động: 0948.79.79.74 – 0967.567.639
Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình DươngXem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.phaplybatdongsanbinhduong.com
- CSKH: phaplybatdongsanbinhduong@gmail.com