1. Đăng ký biến động đất đai
Đăng ký biến động đất đai hay tài sản gắn liền với đất là việc thực hiện những thủ tục theo quy định pháp luật nhằm ghi nhận sự thay đổi về thông tin đã đăng ký ở hồ sơ địa chính của người có quyền sử dụng đất và người được giao đất. Trong đó, đăng ký đất đai bao gồm 2 loại là đăng ký lần đầu và đăng ký biến động đất đai. Nội dung căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
2. Những trường hợp nào phải đăng ký biến động đất đai?
Thủ tục đăng ký biến động đất đai được thực hiện trong 12 trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có những thay đổi như sau:
Người có quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền định đoạt như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
Người sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thực hiện đổi tên;
Thay đổi hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu và địa chỉ của mảnh đất;
Thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký trước đó;
Thay đổi mục đích sử dụng đất;
Thay đổi thời hạn sử dụng đất;
Thay đổi từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho toàn bộ thời gian thuê, hoặc thay đổi từ hình thức nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng sang hình thức thuê đất, từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng theo quy định hiện hành;
Thay đổi quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất từ tài sản riêng của vợ chồng thành tài sản chung;
Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của vợ chồng, tổ chức, hộ gia đình hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu chung đối với tài sản gắn liền với đất;
Thay đổi quyền sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải về tranh chấp đất đai được công nhận bởi UBND cấp có thẩm quyền, theo kết quả thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết xung đột đất đai, khiếu nại và tố cáo liên quan đến đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành được thi hành, văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất hợp pháp;
Thay đổi, xác lập hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
Thay đổi về hạn chế quyền của người sử dụng đất.
Ngoài ra, trường hợp thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai khi thay đổi thông tin về giấy chứng minh nhân dân hoặc số thẻ của căn cước công dân, địa chỉ đã cung cấp trên giấy chứng nhận đã cấp theo nhu cầu người sử dụng, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Tóm lại, khi có bất kỳ biến động nào liên quan đến đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất như những trường hợp đã nêu trên, người sử dụng đất cần thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. Sau khi hoàn thành thủ tục, họ sẽ được cấp Giấy chứng nhận mới hoặc chứng nhận biến động để ghi vào Giấy chứng nhận đã được cấp.
Trong trường hợp đã đăng ký biến động đất đai nhưng không còn ô trống nào trên trang 4 của Giấy chứng nhận để ghi chứng nhận sự thay đổi, người đó sẽ được cấp một Giấy chứng nhận mới, tuân theo quy định tại điểm i, Khoản 2 của Điều 17 trong Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.
3. Hồ sơ đăng ký biến động đất đai
Hồ sơ đăng ký biến động đất đai khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 14/2023/TT-BTNMT như sau:
Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
+ Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.
Đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thì phải thể hiện tổng diện tích nhận chuyển quyền tại điểm 4 Mục I của Mẫu số 09/ĐK (Lý do biến động) như sau: “Nhận … (ghi hình thức chuyển quyền sử dụng đất) …m2 đất (ghi diện tích đất nhận chuyển quyền); tổng diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng do nhận chuyển quyền và đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 là … m2 và từ ngày 01/7/2014 đến nay là … m2 (ghi cụ thể diện tích nhận chuyển quyền theo từng loại đất, từng địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương)”;
+ Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định.
+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
+ Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;
4. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký đất đai trực tiếp
Quy trình đăng ký biến động đất đai thông qua các bước như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại văn phòng hoặc cơ quan có thẩm quyền;
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ;
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành rà soát và xét duyệt hồ sơ;
Bước 4: Trao Giấy chứng nhận đăng ký biến động đất đai.
Như vậy, quy trình thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai được tiến hành theo trình tự 4 bước. Sau đây là chi tiết từng bước thực hiện:
Bước 1: Nộp hồ sơ tại văn phòng hoặc cơ quan có thẩm quyền về đăng ký về quyền sử dụng đất đai.
Người sử dụng đất tiến hành nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan giải quyết hồ sơ theo quy định ban hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất.
Trường hợp người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân hoặc cộng đồng dân cư phát sinh nhu cầu cần giải quyết, nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ, bộ phận tiếp nhận sẽ tiến hành xử lý và kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ và chính xác của các loại tài liệu có trong bộ hồ sơ. Có các trường hợp xảy ra như sau:
Trường hợp hồ sơ hợp lệ: Bộ phận kiểm duyệt thông qua và tiếp nhận vụ việc, đồng thời viết phiếu biên nhận và chuyển vụ việc đến người có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ/chưa đầy đủ: Bộ phận tiếp nhận phải gửi thông báo bổ sung hoặc điều chỉnh hạng mục đến người làm hồ sơ trong thời hạn 03 ngày, tính từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp đăng ký biến động về các nội dung của thủ tục này thì cần thực hiện cùng lúc 02 thủ tục nêu trên.
Trường hợp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã: Ủy ban có nghĩa vụ chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong thời hạn 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành rà soát và xét duyệt hồ sơ
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm rà soát và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ được thông qua sẽ tiếp tục thực hiện các bước sau:
Trích đo địa chính thửa đất khi có các thay đổi liên quan đến diện tích đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính.
Gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng trong trường hợp có các thay đổi liên quan đến diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không tuân theo giấy phép hoặc không có giấy phép xây dựng.
Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định, đồng thời thông báo thu nghĩa vụ tài chính trong trường hợp phải đóng tiền sử dụng hoặc tiền thuê đất theo quy định.
Xác nhận các thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp trước đó hoặc lập hồ sơ nộp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai theo quy định của Bộ Tài nguyên và môi trường. Trường hợp nếu phải thuê đất, cần thông báo đến người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê với cơ quan có thẩm quyền.
Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã
5. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và khoản 3 Điều 6 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính như sau:
Trách nhiệm lập, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính
…
Văn phòng đăng ký đất đai chịu trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Thực hiện chỉnh lý biến động thường xuyên đối với bản đồ địa chính, sổ mục kê đất đai:
b) Tổ chức lập, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính ngoài các tài liệu quy định tại Điểm a Khoản này;
c) Cung cấp bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai (dạng số hoặc dạng giấy) cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) sử dụng.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc quy định tại Khoản 2 Điều này đối với các đối tượng sử dụng đất, được Nhà nước giao quản lý đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền giải quyết thủ tục đăng ký.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký biến động đất đai khi người sử dụng đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất là Văn phòng đăng ký đất đai và Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
6.Dịch vụ tư vấn pháp luật về Đất đai của Pháp lý bất động sản Bình Dương
Pháp lý bất động sản Bình Dương thuộc Luật Sư VCT (Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương) là một Công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai.
Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật về đất đai và các dịch vụ tư vấn khác.
Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.
Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai của Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: Info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.
Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG KHI MUA BÁN CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT” mà Pháp lý bất động sản Bình Dương muốn gửi đến quý khách hàng. Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.
Xem thêm: Tư vấn Luật Đất đai
Xem thêm: Đất giao không đúng thẩm quyền có bị thu hồi không?
Mời bạn tham khảo: DỊCH VỤ TƯ VẤN ĐẤT ĐAI UY TÍN – NHANH CHÓNG Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Tên thương mại: Luật sư VCT) có cung cấp dịch vụ tư vấn đất đai. Với sự tư vấn chuyên nghiệp đây là đơn vị có thể hỗ trợ khách hàng giải quyết các tranh chấp về đất đai một cách hiệu quả và minh bạch.
Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình DươngXem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.phaplybatdongsanbinhduong.com
- CSKH: phaplybatdongsanbinhduong@gmail.com