Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Theo quy định tại điều 203 Luật Đất đai 2013
1. Hòa giải trong tranh chấp đất đai
Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã không tự hòa giải mà phải có đơn yêu cầu của một trong các bên tranh chấp. Bản chất của hòa giải chính là để cho hai bên cùng ngồi lại và để trình bày những mâu thuẫn và tìm cách giải quyết thuyết phục nhất trên tinh thần thống nhất chung.
2. Vắng mặt trong hòa giải đất đai có được không?
Nếu một trong hai bên tranh chấp không có mặt thì sẽ hòa giải sẽ không đạt được như mục đích bởi vì các bên không gặp mặt cũng như trao đổi được với nhau. Vì vậy, pháp luật quy định việc hòa giải phải chỉ được tiến hành khi có mặt đầy đủ các bên tranh chấp. Cùng với đó, để tránh việc kéo dài thời gian hòa giải mà không đạt được hiệu quả thì pháp luật cũng quy định rõ, nếu một trong các bên vắng mặt lần thứ hai thì sẽ coi là hòa giải không thành và kết thúc giai đoạn hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành phải làm gì?
Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai thì có thể đã có hai khả năng xảy ra là: Hòa giải tranh chấp đất đai thành và hòa giải tranh chấp đất đai không thành.
Đối với trường hợp hòa giải tranh chấp đất đai không thành hoặc ít nhất một trong các bên có ý kiến thay đổi thì Ủy ban nhân dân xã phải lập biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không thành.
Sau khi đã có biên bản hòa giải tranh chấp đất đai không thành thì cần tiến hành các bước sau:
– Đối với tranh chấp đất đai mà bạn có giấy chứng nhận hoặc có một trong những loại giấy tờ quy định tại điều 100 của Luật đất đai 2013 thì có quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.
– Tranh chấp đất đai mà không có giấy chứng nhận hoặc có một trong những giấy tờ quy định tại điều 100 của Luật đất đai 2013 thì bạn chọn một trong hai hình thức:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định tại Khoản 3 Điều 203 Luật đất đai 2013 (tiếp tục giải quyết tại Ủy ban nhân dân nhưng không thông qua thủ tục hòa giải mà là thủ tục giải quyết tranh chấp)
+ Hoặc khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của tòa án sau khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì trường hợp đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Tuy nhiên nếu tranh chấp của bạn có liên quan đến các đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đang ở nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Tỉnh.
* Nếu đã gửi đơn khởi kiện yêu cầu Ủy ban nhân dân xã giải quyết tranh chấp, Ủy ban nhân dân đã và đang giải quyết đơn khởi kiện của đương sự thì đương sự không có quyền khởi kiện ra tòa án theo thủ tục tố tụng chung.
5. Điều kiện khởi kiện khi hòa giải tranh chấp đất đai không thành.
Để khởi kiện tranh chấp đất đai, cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Thứ nhất, người khởi kiện có quyền khởi kiện;
– Thứ hai, thuộc thẩm quyền Tòa án theo loại việc;
– Thứ ba, tranh chấp chưa được giải quyết;
– Thứ tư, phải được hòa giải tại UBND cấp xã
Bên cạnh đó quy định về đối tượng tranh chấp theo Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định: “Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”. Như vậy, đối với tranh chấp về việc xác định người có quyền sử dụng đất bạn sẽ không thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án luôn mà phải thông qua thủ tục hòa giải tại Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã.
Trường hợp hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì mới có thể lựa chọn khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu UBND cấp huyện giải quyết. Tuy nhiên các tranh chấp như tranh chấp liên quan đến thừa kế quyền sử dụng đất; Tranh chấp liên quan đến giao dịch về quyền sử dụng đất và tranh chấp về chia tài sản chung là quyền sử dụng đất thì không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở trước khi khởi kiện đến Tòa án.
Như vậy hòa giải tranh chấp đất đai không thành là một trong những điều kiện bắt buộc của các tranh chấp đất đai giải quyết vấn đề ai là người có quyền sử dụng đất trước khi yêu cầu giải quyết tranh chấp. Trên đây là tư vấn của Pháp lý bất động sản Bình Dương mọi thông tin thắc mắc xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để có thể hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình DươngXem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.phaplybatdongsanbinhduong.com
- CSKH: phaplybatdongsanbinhduong@gmail.com