Cha mẹ tặng cho đất con chưa thành niên được hay không?

1. Tặng cho tài sản là gì?

Theo Điều 457 Bộ luật dân sự 2015:

“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.”

Mỗi một loại hợp đồng đang được ghi nhận trong Bộ luật dân sự đều mang những ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội. Thực tế cho thấy, tặng cho tài sản mang những ý nghĩa cơ bản, quan trọng như:

– Thứ nhất, tặng cho tài sản là một trong những phương thức chủ sở hữu định đoạt tài sản của mình. Thông qua tặng cho mà tài sản được chuyển sở hữu từ chủ thể tặng cho sang cho chủ thể được tặng cho;

– Thứ hai, việc tặng cho tài sản thường được xác lập giữa những người có mối quan hệ thân thiết như cha mẹ tặng tài sản cho con, anh chị em, bạn bè tặng tài sản cho nhau. Việc tặng cho tài sản giữa những người này thường vừa mang tính chất trách nhiệm vừa thể hiện sự yêu thương, gắn bó, đùm bọc trong gia đình; bên cạnh đó, việc tặng cho tài sản mang tính chất nhân đạo được thực hiện thông qua hình thức làm từ thiện diễn ra ngày càng phổ biến. Đây là những đức tính cao đẹp, cần được giữ gìn, phát huy của con người Việt Nam trong bối cảnh xã hội có nhiều giá trị đạo đức tốt đẹp đang ngày càng mai một.

Hợp đồng tặng cho tài sản được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa bên tặng cho (bên có tài sản) và bên được tặng cho (bên nhận tài sản), theo đó, bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù và hợp đồng tặng cho chỉ được xác lập khi bên được tặng cho đồng ý nhận.

2. Cha mẹ tặng cho đất con chưa thành niên được hay không?

2.1 Người chưa hành niên là gì?

– Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 thì người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

– Người chưa thành niên được chia thành 03 nhóm:

+ Người chưa đủ sáu tuổi: Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

+ Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: Tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

2.2 Người chưa thành niên có được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Căn cứ Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

Các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.

2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

6. Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

Theo đó, pháp luật hiện không quy định việc cấm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dưới 18 tuổi.

Bên cạnh đó tại Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 4 và khoản 5 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) quy định về thể hiện thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất tại trang 1 của Giấy chứng nhận cũng không đề cập đến độ tuổi của người đứng tên trên Giấy chứng nhận.

Do vậy, người dưới 18 tuổi vẫn có quyền được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bởi pháp luật chỉ hạn chế người dưới 18 tuổi không được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản mà không quy định về độ tuổi được đứng tên trên Sổ đỏ.

Quy định sẽ không nêu rõ nhưng thông thường giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho con sẽ đứng tên người đại diện (là cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ).

3. Trình tự thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất

Theo quy định tại điểm a, d Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định:

“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này

d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại ủy ban nhân dân cấp xã”.

Như vậy, để thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất, trước tiên bạn và người đại diện của con phải đến cơ quan công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi có đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã để công chứng/chứng thực hợp đồng tặng cho này. Sau khi có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được công chứng/chứng thực thì bạn có thể tiến hành thủ tục đăng ký sang tên bạn tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi có đất, hồ sơ bao gồm:

– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu…

Trên đây là những thông tin chi tiết về quy định pháp luật về Cha mẹ tặng cho đất con chưa thành niên được hay không? Truy cập ngay phaplybatdongsanbinhduong để biết thêm về các các .pháp lý có liên quan.

  1. https://phaplybatdongsanbinhduong.com/giai-dap-phap-ly-bds/giai-dap-thu-tuc-bat-dong-san/ranh-gioi-thua-dat-la-gi/
  2. https://phaplybatdongsanbinhduong.com/khong-phan-loai/dat-trong-cay-lau-nam/
Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *