Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới hiện nay. Đất trồng lúa là tài nguyên thiên nhiên quý giá, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Do vậy, việc quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng đất trồng lúa là hết sức cần thiết. Bài viết này sẽ trình bày những quy định về nhận chuyển nhượng đất trồng lúa theo Luật Đất đai 2024.
1. Điều kiện để nhận chuyển nhượng đất trồng lúa
Theo quy định của Luật Đất đai 2024, đất trồng lúa được chuyển nhượng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
- Trong thời hạn sử dụng đất;
- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
Luật Đất đai năm 2013 quy định người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì không được phép nhận chuyển nhượng đất trồng lúa. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2024 đã bãi bỏ quy định này đồng nghĩa với việc người không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì vẫn được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.
2. Ai được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa?
Luật Đất đai 2024 quy định, cá nhân được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa trong hạn mức giao đất nông nghiệp. Nếu cá nhân nhận chuyển nhượng quá hạn mức giao đất nông nghiệp thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa và được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Phương án sử dụng đất trồng lúa phải có nội dung sau:
- Địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất;
- Kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp;
- Vốn đầu tư;
- Thời hạn sử dụng đất;
- Tiến độ sử dụng đất.
Trường hợp cá nhân được nhận thừa kế đất trồng lúa mà quá hạn mức giao đất nông nghiệp thì không nhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế.
Luật Đất đai 2024 cũng quy định tổ chức kinh tế được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa và phải có phương án sử dụng đất trồng lúa được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.
3. Có được chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không?
Đất trồng lúa là một tài nguyên quan trọng. Ngành nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế trọng điểm của nước ta. Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa một cách dễ dàng sẽ làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia cũng như ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu lúa gạo. Vì vậy, Chính phủ quy định điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa là rất khắt khe.
Theo đó, điều kiện để chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa gồm:
- Tuân theo các tiêu chí, điều kiện do Chính phủ quy định;
- Cơ quan nhà nước chỉ được cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa khi có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và có đủ các căn cứ cho phép chuyển mục đích quyền sử dụng đất trồng lúa theo quy định.
Các điều kiện cụ thể sẽ được Chính phủ hướng dẫn trong Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai 2024 sắp tới.
4. Dịch vụ Tư vấn Luật Đất đai của Luật sư VCT
Pháp lý bất động sản Bình Dương thuộc Luật Sư VCT (Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương) là một Công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai. Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn liên quan đến đất đai và các dịch vụ tư vấn pháp lý khác.
Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.
Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn đầu tư của Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.
Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.
Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI
Xem thêm: QUY ĐỊNH VỀ MỨC PHẠT KHI QUÁ HẠN SANG TÊN SỔ ĐỎ
Xem thêm: ĐẤT TRỒNG LÚA LÀ GÌ? PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH NHƯ THẾ NÀO VỀ ĐẤT TRỒNG LÚA
Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “Quy định về nhận chuyển nhượng đất trồng lúa từ 2025” mà Luật sư VCT muốn gửi đến quý khách hàng.
Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình DươngXem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.phaplybatdongsanbinhduong.com
- CSKH: phaplybatdongsanbinhduong@gmail.com