THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG NHÀ Ở XÃ HỘI

NHÀ Ở XÃ HỘI
NHÀ Ở XÃ HỘI

Dạng nhà ở xã hội là trường hợp đặc biệt, có sự khác biệt với nhà thương mại thông thường, nên quy định về chuyển nhượng nhà ở xã hội cũng khắt khe hơn, bắt buộc phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Vì vậy khi mua nhà ở xã hội chúng ta cần nắm rõ những quy định về chuyển nhượng, mua bán để tránh gặp phải các vấn đề đáng tiếc. Để quý khách hàng, đọc giả hiểu rõ hơn về những quy định của chuyển nhượng Nhà ở xã hội thì bài viết dưới đây của Luật sư VCT sẽ giải đáp những thắc mắc của mọi người như sau:

 

Cơ sở pháp lý liên quan:

  • Luật nhà ở năm 2014
  • Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển quản lý nhà ở xã hội 
  • Thông tư 09/2021/TT-BXD hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/04/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội  

1. Khái niệm Nhà ở xã hội là gì?  

Để hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển nhượng nhà ở xã hội thì chúng ta cần hiểu thế nào là Nhà ở xã hội là gì?  Theo khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 thì Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở. 

2. Đối tượng được mua nhà ở xã hội:

  • Các đối tượng thuộc vào biên chế của nhà nước: như công chức, viên chức, công nhân viên thuộc nhà nước,…
  • Những người thuộc diện có thu nhập thấp
  • Những đối tượng có đóng bảo hiểm xã hội ít nhất một năm trở lên

3. Phân loại nhà ở xã hội:

  • Loại 1: Là các căn hộ/ nhà chung cư do nhà nước đầu tư xây dựng với mục đích làm nhà ở xã hội;
  • Loại 2: Là các dự án mà những công ty tư nhân xây dựng rồi tiến hành bán lại cho quỹ nhà ở xã hội theo các chính sách đặc thù được đề ra như giảm thuế VAT, giảm thuế đất, các dự án được cấp đất…
  • Loại 3 là đối với những dự án nhà ở thương mại nhưng phải bán lại 5% căn hộ cho quỹ nhà ở xã hội địa phương theo luật hiện hành. 

4. Điều kiện chuyển nhượng nhà ở xã hội 

  • Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở. 
  • Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày mua, nếu bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó, hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội (nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán) và việc bán nhà không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
  • Sau thời hạn 5 năm kể từ khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và đã được cấp sổ đỏ, bên mua, bên thuê mua nhà ở xã hội được phép bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu.
  • Đối với hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định cư mà thuê mua, mua nhà ở xã hội thì được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho các đối tượng có nhu cầu sau khi đã thanh toán hết tiền mua, tiền thuê mua nhà ở và được cấp sổ đỏ nhưng phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo quy định của Chính phủ và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật thuế.

5. Trình tự thủ tục chuyển nhượng 

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết và tiến hành soạn thảo hợp đồng mua bán và giao kết hợp đồng. 
  • Tiến hành các thủ tục như công chứng hợp đồng và đóng các loại phí và lệ phí cần thiết.
  • Tiến hành sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng sang cho chủ mới. 
NHÀ Ở XÃ HỘI
NHÀ Ở XÃ HỘI

6. Các khoản thuế phải nộp khi chuyển nhượng nhà ở xã hội 

Hai bên tiến hành chuyển nhượng nhà ở xã hội thì phải hoàn thành một số khoản lệ phí. Cụ thể như sau:

  • Tiền sử dụng đất: Khoản lệ phí này được tính tùy vào từng sản phẩm
    • Nếu là chung cư thì người bán phải nộp 50% tiền sử dụng đất cho ngân sách nhà nước, số tiền phải nộp = 50% (x) diện tích căn căn hộ (x) hệ số phân bổ tiền sử dụng đất.
    • Nếu là nhà ở thấp tầng, liền kề phải nộp 100% thì số tiền phải nộp là = diện tích đất (x) giá đất (x) hệ số phân bổ tiền sử dụng đất.

Hệ số phân bổ sẽ là diện tích căn hộ bán chia cho tổng diện tích sàn tòa nhà.

  • Thuế thu nhập cá nhân: Số tiền phải nộp bằng giá chuyển nhượng nhân với 2%.
  • Lệ phí trước bạ: Số tiền phải nộp bằng giá chuyển nhượng nhân với 0,5%.

Lưu ý khi chuyển nhượng nhà ở xã hội 

  • Cần tìm hiểu chắc chắn là người bán đã trả hết số tiền theo hợp đồng đã ký kết hay chưa, nếu chưa thanh toán hết dù ở trường hợp nào việc mua bán này đều không hợp pháp.
  • Nếu bạn không thuộc diện được hỗ trợ chính sách xã hội thì cần phải kiểm tra người bán đã sở hữu đủ năm năm hay không. Vì như những quy định đã nêu trên thì đây là khoảng thời gian tối thiểu để chuyển nhượng các đối tượng không thuộc diện ưu tiên.
  • Khách hàng cần kiểm tra xem căn nhà mình mua đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ liên quan hay không.
  • Tuyệt đối không nên mạo hiểm giao dịch trong trường hợp chưa đủ điều kiện theo quy định. Như chúng tôi đã nói ở trên với những trường hợp giao dịch này nguy cơ rủi ro cho người mua sẽ cao hơn

Luật sư VCT là đơn vị môi giới sẵn sàng là cầu nối cho khách hàng khi có nhu cầu mua hoặc bán nhà ở xã hội.

Luật sư VCT  luôn sẵn sàng tiếp nhận các sản phẩm và giúp bạn bán được trong thời gian nhanh nhất. Chúng tôi cũng có đa dạng các loại hình căn hộ, nhà ở xã hội để cung cấp và giới thiệu với khách hàng để bạn có thể lựa chọn được căn nhà ưng ý nhất.

Đặc biệt, chúng tôi cam kết sẽ lo trọn thủ tục pháp lý cho khách hàng đảm bảo an toàn, nhanh chóng không có bất cứ rủi ro nào. Đến với chúng tôi khách hàng không chỉ mua bán nhanh chóng mà còn an tâm tuyệt đối và đặc biệt là tiết kiệm thời gian.

Khách hàng có nhu cầu mua bán hoặc cần tư vấn về quy trình chuyển nhượng nhà ở xã hội vui lòng liên hệ. Luật sư VCT  luôn sẵn sàng hỗ trợ kịp thời và nhiệt tình nhất.

7. Dịch vụ Tư vấn Luật Đất đai của Luật sư VCT

Pháp lý bất động sản Bình Dương thuộc Luật Sư VCT (Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương) là một Công ty Luật chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật về đất đai. Quý đối tác, Quý khách hàng có thể liên hệ với Luật sư VCT để sử dụng dịch vụ tư vấn liên quan đến đất đai và các dịch vụ tư vấn pháp lý khác.

Thứ nhất, tư vấn trực tuyến qua số điện thoại: Khách hàng có nhu cầu sẽ kết nối đến tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua hotline: 0971.17.40.40 nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn chi tiết hoặc tham khảo giá trước khi thực hiện dịch vụ.

Thứ hai, tư vấn qua email: Nếu quý khách không thể đến trực tiếp mà vẫn muốn nhận được ý kiến tư vấn của luật sư/chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực tư vấn đầu tư của Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) thì có thể gửi câu hỏi trong lĩnh vực qua email: info@luatsuvct.com. Chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại dựa trên thông tin pháp lý mà khách hàng cung cấp để báo giá dịch vụ hoặc tư vấn miễn phí nếu đó là vấn đề pháp lý phổ thông trong lĩnh vực tư vấn pháp luật.

Thứ ba, tư vấn trực tiếp tại văn phòng: Đối với những vấn đề pháp lý phức tạp, Quý khách hàng có thể chủ động đặt lịch tư vấn trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương (Luật sư VCT) tại địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đội ngũ luật sư/Chuyên gia pháp lý trong lĩnh vực Tư vấn đầu tư sẽ nghiên cứu hồ sơ, yêu cầu và tư vấn, giải đáp trực tiếp những vướng mắc mà khách hàng gặp phải.

Xem thêm: DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT ĐẤT ĐAI

Xem thêm: CẤP SỔ ĐỎ CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SỬ DỤNG TRƯỚC NGÀY 01/7/2024

Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề “THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG NHÀ Ở XÃ HỘI ” mà Luật sư VCT muốn gửi đến quý khách hàng.

Còn bất cứ vướng mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ qua hotline: 0971.17.40.40 hoặc email: Info@luatsuvct.com để được hỗ trợ. Chúng tôi rất hân hạnh được hợp tác với quý khách.

Thông tin chi tiết, quý khách hàng có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁP LÝ BẤT ĐỘNG SẢN BÌNH DƯƠNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *