HỎI:
Chào Pháp lý Bất Động Sản Bình Dương. Ông tôi có một miếng đất rộng gần 400m2. Ông chia cho cậu tôi 300m2 để xây nhà ở còn gần 100m2 cho gia đình tôi. Nay gia đình cậu đã làm nhà xong và không bớt lối đi cho nhà tôi vì lý do gia đình nhà tôi giáp với đất công. Tôi đã làm đơn xin ngõ đi lên chính quyền thôn để giải quyết thì chính quyền đòi gia đình đóng góp theo m2. Xin hỏi việc chính quyền đòi gia đình đóng theo m2 ngõ đi như thế là đúng hay sai? Mong Pháp lý Bất Động Sản tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn!
ĐÁP:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến pháp lý bất động sản Bình Dương. Trường hợp này chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Theo Điều 171, Luật Đất đai 2013 quy định về Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề
“1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.
- Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.”
Trong đó, căn cứ để xác lập quyền đối với bất động sản liền kề gồm: do địa thế tự nhiên, theo quy định của Luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.
Ngoài ra, theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền về lối đi qua:
“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
- Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Vậy trong trường hợp của bạn, nếu gia đình bạn không có lối đi ra đường công cộng thì bạn có quyền yêu cầu chú bạn dành cho gia đình bạn một lối đi hợp lý trên phần đất của chú bạn, nhưng bạn phải đền bù cho chú bạn.
Nếu bạn muốn thỏa thuận lối đi với chính quyền thôn thì bạn cần thỏa thuận đền bù để được hưởng lối đi. Nhưng cần phải kiểm tra lại quy hoạch xem phần đất công có được sử dụng làm đường đi hay không. Nếu không thuộc quy hoạch làm đường đi thì bạn cũng không có cơ sở để nộp tiền và đăng ký biến động đất đai.
Việc chính quyền thôn đòi gia đình bạn đóng theo m2 ngõ đi như thế là đúng hay sai?
Việc không thỏa thuận được với chú bạn về quyền lối đi, bạn có thể nộp đơn đến cơ quan có thẩm quyền là: UBND cấp xã để hòa giải, nếu hòa giải không thành, thì bạn phải gửi đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi có thửa đất để yêu cầu giải quyết.
Thủ tục yêu cầu UBND cấp xã hòa giải tranh chấp đất đai:
Nộp 01 bộ hồ sơ gồm Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, các giấy tờ có liên quan đến UBND cấp xã. Có thể nộp trục tiếp hoặc thông qua Bưu điện.
Thời hạn giải quyết:
– Trong thời hạn 03 ngày, cơ quan phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hò sơ nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ
– Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày (hoặc thêm 15 ngày đối với miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện)
Giải quyết: UBND tiến hành
– Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất.
– Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
– Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
– Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận được. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Kết quả:
-Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
– Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
– Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo (Tòa án).
Trên đây là ý kiến tư vấn của Pháp lý bất động sản Bình Dương đối với trường hợp của bạn. Đây là ý kiến tư vấn mang tính chất tham khảo, mong rằng sẽ giúp ích được bạn. Xin cảm ơn.
——————————————–
#Phaplybatdongsanbinhduong
#Tuvanthutucdatdai
#Tuvantranhchapdatdai
#Tuvandautudatdai
#Phaplybatdongsanbinhduong.com
#0967567639
Công ty Luật TNHH Pháp lý AV Bình Dương
- Địa chỉ: 530 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình DươngXem địa chỉ
- Holine: 0971 174 040
- Webiste: www.phaplybatdongsanbinhduong.com
- CSKH: phaplybatdongsanbinhduong@gmail.com